TÌNH HÌNH KINH TẾ VĂN HĨA XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH CÀ MAU

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 39 - 42)

Ở TỈNH CÀ MAU

2.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HĨA - XÃ HỘI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾNTHỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH CÀ MAU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH CÀ MAU

Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam. Tháng 01 năm 1997, Cà Mau được tách ra từ tỉnh Minh Hải với diện tích phần đất liền là 5.329,16 km2 (bằng 13,13% diện tích Đồng bằng sơng Cửu Long, bằng 1,58% diện tích cả nước). Tính đến năm 2011, dân số của tỉnh Cà Mau có 1.217.353 người, trong đó dân số nam là 611.740 người, chiếm 50,24%; dân số nữ là 605.613 người, chiếm 49,75%.

Về đơn vị hành chính, tỉnh Cà Mau có 08 huyện, 01 thành phố; 101 xã, phường, thị trấn; 932 ấp, khóm. Hình dạng tỉnh Cà Mau giống hình chữ V, có 3 mặt tiếp giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đơng Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đơng và Đơng Nam giáp với biển Đơng, phía Tây giáp với Vịnh Thái Lan. Ngồi phần đất liền, Cà Mau có các đảo Hịn Khoai, Hịn Chuối và Hịn Đá Bạc, diện tích các đảo khoảng gần 5km2. Địa hình tồn tỉnh thuần nhất là đồng bằng, có nhiều sơng, rạch, độ cao bình qn 0,5m so với mặt nước biển [35].

Sau hơn 15 năm tỉnh Cà Mau được tái lập, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự góp sức của nhân dân, nền kinh tế Cà Mau liên tục tăng nhanh theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước và từng bước đi vào thế ổn định. Kinh tế tăng trưởng với nhịp độ khá cao, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên địa bàn tỉnh năm 2011 tăng 3,6 lần so với năm 1997, tăng trưởng GDP hàng năm bình

quân 11,55% cao hơn tốc độ tăng bình qn chung của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) và cả nước.

Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch dần theo hướng giảm tỷ trọng khu vực I: nông, lâm và thủy sản; tăng tỷ trọng khu vực II: công nghiệp - xây dựng và khu vực III: thương mại - dịnh vụ trong GDP. Tỷ trọng khu vực I giảm từ 63,4% năm 1997 xuống còn 59,27% năm 2000; 52,46% năm 2005 và 38,78% năm 2011. Tỷ trọng khu vực II tăng từ 16,96% lên 20,49%; 24,21% và 36,72%. Tỷ trọng khu vực III từ 19,64% lên 20,24%; 23,33% và 24,5% trong các năm tương ứng. Như vậy, sau 15 năm, tỷ trọng khu vực I giảm được 24,62%, bình quân mỗi năm giảm gần 1,64%, tỷ trọng khu vực II tăng thêm 19,76%, bình quân mỗi năm tăng 1,32% và khu vực III tăng 4,86%, bình quân mỗi năm tăng 0,32% [36].

Doanh nghiệp thực tế đang hoạt động tính đến 31/12 hàng năm như sau: năm 2007 có 1.510 doanh nghiệp, lao động đang sử dụng 31.734 người, vốn đăng ký 24.721 triệu đồng; năm 2008 có 1.882 doanh nghiệp, lao động đang sử dụng 35.430 người, vốn đăng ký 33.672 triệu đồng; năm 2009 có 1.996 doanh nghiệp, lao động đang sử dụng 44.273 người, vốn đăng ký 45.849 triệu đồng; năm 2010 có 2.125 doanh nghiệp, lao động đang sử dụng 47.659 người, vốn đăng ký 49.725 triệu đồng [36]. Ngoài ra, theo niên giám thống kê năm 2011 của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, đến tháng 12 năm 2010, tồn tỉnh hiện có 161 hợp tác xã với 3.214 xã viên, số vốn điều lệ 123 tỷ đồng và 3.263 tổ hợp tác với 79.591 tổ viên [37].

Lao động và việc làm trong thời gian qua được Tỉnh ủy và UBND tỉnh quan tâm giải quyết bằng nhiều chính sách, giải pháp tích cực. Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khơng ngừng gia tăng, năm 2009 là 641.604 người, có 294.058 nữ; năm 2010 là 644.611 người, có 300.816 nữ; năm 2011 là 647.230 người, có 301.288 nữ. Trong đó, lao động làm việc

trong khu vực nhà nước 36.571 người, chiếm 5,65%; khu vực tư nhân 610.588 người, chiếm 94,34%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi 71 người, chiếm 0,01%, bình qn hàng năm có trên 30.000 lao động được tạo việc làm [36, tr.63].

Mặc dù lao động tăng nhanh, trong khi ngành nghề phi nông nghiệp tăng chậm nhưng 5 năm qua các ngành các cấp trong tỉnh đã có nhiều cố gắng tạo thêm việc làm mới ngồi nơng nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn, nhất là bộ phận nông dân khơng có hoặc ít đất sản xuất. Nhờ đó, cơ cấu lao động chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng lao động dịch vụ từ 8,64% năm 2000 lên 12,58% năm 2005, 20,5% năm 2010 lên 20,7% năm 2011. Tỷ trọng lao động công nghiệp và xây dựng từ 4,9% năm 1997 lên 5,2% năm 2005; 6,6% năm 2010 lên 6,7% năm 2011. Trong những năm gần đây, tỉnh đã đầu tư cho các trương trình, dự án tạo việc làm mới và đạt được kết quả đáng khích lệ. Số lao động được tạo việc làm mới năm 2008 là 29,7 ngàn người; năm 2009 là 31,1 ngàn người; năm 2010 là 32,96 ngàn người; năm 2011 là 34 ngàn người. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động khu vực thành thị giảm dần: năm 2008 là 5,57%; năm 2009 là 5,39%; năm 2010 là 5,35%; năm 2011 là 5,2%. Tuy nhiên, chất lượng lao động của tỉnh cịn thấp, tỷ lệ cơng nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật chưa tương xứng với yêu cầu phát triển. Số lao động kỹ thuật qua đào tạo chính quy cịn ít, chiếm khoảng 10% lực lượng lao động [36, tr 64].

Do kinh tế tăng trưởng nhanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều hướng tăng tỷ trọng ở khu vực II và khu vực III đã làm gia tăng số lượng doanh nghiệp trong tỉnh và lao động được giải quyết việc làm ngày càng cao, dẫn đến số lao động tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH trong tỉnh khơng ngừng phát triển.

2.2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ỞTỈNH CÀ MAU TỈNH CÀ MAU

Luật BHXH đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, Kỳ họp thứ 9 thơng qua ngày 29/6/2006, gồm 11 chương, 141 điều, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007 đối với BHXH bắt buộc, từ ngày 01/01/2008 đối với BHXH tự nguyện và từ 01/01/2009 đối với BHTN. Sự ra đời của Luật BHXH thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự nghiệp an sinh xã hội của nước ta, là căn cứ pháp lý cao nhất để các tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân thực hiện. Luật BHXH được xây dựng trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện những quy định của pháp luật về BHXH trước đó, vì vậy được NSDLĐ và NLĐ nắm bắt kịp thời, việc triển khai thực hiện Luật cũng nhanh chóng đi vào đời sống, được đơng đảo NLĐ quan tâm và thực hiện. Các nghị định và thông tư hướng dẫn ban hành kịp thời đã làm rõ và chi tiết hơn quy định của Luật, giúp cơ quan BHXH trong việc triển khai chính sách BHXH ra tồn dân. Thủ tục hồ sơ cũng như quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH đơn giản tạo sự thuận tiện cho NSDLĐ, NLĐ tham gia và hưởng các chế độ BHXH.

Thực trạng triển khai thực hiện Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Cà Mau sau 5 năm kể từ năm 2007 đến năm 2011, được đánh giá trên các nội dung sau:

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w