- Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh trong tỉnh gặp khó khăn; thị trường lao động khơng cân bằng, cung luôn luôn lớn hơn cầu dẫn đến tình trạng thiếu việc làm. NLĐ vì nhu cầu việc làm, thu nhập trước mắt nên không thể bày tỏ thái độ phản ứng đối với hành vi vi phạm pháp luật BHXH của NSDLĐ. Khả năng tìm kiếm việc làm của NLĐ càng hạn chế, càng dễ dàng cho NSDLĐ khơng tn thủ việc đóng BHXH.
- Khung pháp lý về BHXH chưa hồn chỉnh. Luật BHXH có hiệu lực từ 01/01/2007 với nhiều quy định mới, thay đổi nên trong q trình triển khai có những vướng mắc là điều khó tránh khỏi. Một số chính sách BHXH chưa thật rõ ràng, chưa ổn định, lợi ích của chủ SDLĐ khi tham gia BHXH chưa rõ
ràng; NLĐ nhận thức không đầy đủ, thậm chí hiểu sai chính sách BHXH. Đặc biệt, UBND cấp tỉnh, cấp huyện và Thanh tra chuyên ngành về BHXH chưa thực hiện xử phạt một đơn vị nào kể từ khi Luật BHXH có hiệu lực đến nay, mặt khác pháp luật BHXH vẫn chưa đưa ra được biện pháp chế tài đủ mạnh để răn đe những trường hợp khơng đóng, trốn đóng, nợ đọng BHXH, chiếm dụng Quỹ BHXH. Theo Nghị định số 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH đã tăng mức xử phạt tối đa lên 30 triệu đồng (theo Nghị định 135/2007/NĐ-CP là 20 triệu đồng). Đơn vị có nhiều hành vi vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép vô thời hạn và bắt buộc phải khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, mức xử phạt này vẫn còn quá nhẹ so với số tiền hàng trăm triệu, hàng tỷ mà các doanh nghiệp phải đóng BHXH, do đó các doanh nghiệp vẫn tiếp tục vi phạm và sẵn sàng nộp tiền phạt hành chính.
Tháng 2 năm 2008, Liên bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành Thông tư Liên tịch số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH- BTC-NHNN hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của NSDLĐ để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh. Ngay cả trong Luật BHXH cũng quy định doanh nghiệp nợ BHXH từ ngày thứ 31 trở đi phải chịu một khoản tiền lãi suất bằng với lãi suất đầu tư của Quỹ BHXH. Tuy nhiên, những văn bản pháp luật trên vẫn khơng hạn chế được tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH do tính cưỡng chế của pháp luật chưa nghiêm.
- Nhiều doanh nghiệp chưa được thành lập tổ chức Cơng đồn hoặc có doanh nghiệp đã được thành lập Cơng đồn, nhưng do Ban chấp hành Cơng đồn cũng là người do chủ SDLĐ trả lương, nên chưa thực sự phát huy và chưa bảo vệ được quyền lợi BHXH của NLĐ.
- Ngoài ra, trong thời gian gần đây do tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, mơi trường kinh doanh, chính sách phát triển kinh tế không thuận lợi cũng làm cho NSDLĐ có thêm động cơ để vi phạm pháp luật BHXH.