điểm đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng
An sinh xã hội là một trong những quyền cơ bản của con người, một mục tiêu phát triển xã hội, tiêu chí của tiến bộ, bình đẳng và cơng bằng xã hội.
Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hiệp quốc được thông qua
ngày 10/12/1948 ghi rõ: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng an sinh xã hội”.
Thuật ngữ an sinh xã hội lần đầu được ghi trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng (4/2001), một tư duy mới xuất hiện, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, chủ trương phát triển BHXH, an sinh xã hội được nhấn mạnh: “Khẩn trương mở rộng hệ thống BHXH và an sinh xã hội. Sớm xây dựng và thực hiện chính sách BHTN” [44, tr.651]. Tuy nhiên, nhận thức quan điểm về an sinh xã hội chưa thể hiện rõ nét, đứng sau hệ thống BHXH - một bộ phận cấu thành của an sinh xã hội. Tiếp đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 định hướng của Đảng về an sinh xã hội tiếp tục được đề cập, với bước đi thận trọng, chắc chắn, trên nền tảng bước đầu chủ trương xây dựng, phát triển BHXH - trụ cột của hệ thống an sinh xã hội: “Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân”[44, tr.741]. Tới Đại hội X, vấn đề an sinh xã hội được nhìn nhận rõ nét hơn, xác lập vị trí của
an sinh xã hội bao trùm lên các bộ phận cấu thành, với quy mô phát triển mới: “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT, tiến tới BHYT toàn dân” [46, tr.102].
Đến Đại hội XI, thuật ngữ an sinh xã hội được nhắc đến nhiều lần trong văn kiện, được xác định là một hệ thống chính sách xã hội trọng yếu, nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đất nước trong giai đoạn mới được Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Nghị quyết cũng chỉ rõ định hướng tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp BHXH, BHYT: “Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống BHXH, BHYT, BHTN. Tăng tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm. Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ BHXH ...Thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật BHXH, bảo đảm thực hiện đúng, đầy đủ chế độ quy định đối với mọi đối tượng...”.
Quan điểm, đường lối của Đảng về chính sách xã hội, đặc biệt là an sinh xã hội được nâng lên tầm cao mới, thể hiện toàn diện hơn trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020. Đảng ta nêu định hướng mới về an sinh xã hội trong phát triển tồn diện hài hịa các lĩnh vực văn hóa, xã hội với phát triển kinh tế, góp phần hồn thiện hệ thống chính sách xã hội, kết hợp chặt chẽ các mục tiêu, chính sách kinh tế với các mục tiêu, chính sách xã hội; thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững. “Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như BHXH, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm...”[ 47, tr.125].
Thực hiện các quan điểm của Đảng về ASXH, tại Nghị quyết Đại đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh Cà Mau đã chỉ rõ: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo ASXH. Tiếp tục thực hiện chương trình giải quyết việc làm, tạo nhiều việc làm mới ... Xây dựng và thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Thực hiện tốt các chính sách ASXH, thực hiện tốt chính sách người có cơng, chính sách BHXH, cơng tác đề ơn đáp nghĩa. Tuyển truyền vận động nhân dân tham gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện” [41, tr.57,58].
Như vậy, BHXH được Đảng và Nhà nước ta xác định là chính sách trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, giúp người dân giảm bớt gánh nặng khi tuổi già, ốm đau, tai nạn, thất nghiệp. Thực hiện tốt chính sách, pháp luật BHXH góp phần bảo đảm đời sống cho người lao động, bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc; có th nói, khơng có BHXH thì khơng th có m t n nể ể ộ ề
ASXH v ng m nh.ữ ạ