bảo hiểm xã hội
Mặc dù, việc thực hiện pháp luật BHXH nói chung và Luật BHXH nói riêng đã đạt được những kết quả bước đầu, từng bước hạn chế sự vi phạm pháp luật BHXH. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì quá trình thực hiện pháp luật về BHXH cũng còn nhiều vấn đề cần được xem xét “tháo gỡ” sớm, đó là:
Thứ nhất, cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật BHXH
triển khai chưa thực sự chuyên sâu, hình thức, biện pháp tuyên truyền chưa đa dạng và chưa được tổ chức thường xuyên, còn một bộ phận NSDLĐ chưa hiểu đúng và thực hiện đúng pháp luật về BHXH, BHTN. Cơ sở vật chất,
phương tiện kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền chưa được đầu tư thích đáng. Kinh phí tuyên truyền được BHXH Việt Nam cấp hàng năm cịn hạn hẹp, nên việc tổ chức hội thi, tìm hiểu về pháp luật BHXH cịn rất khó khăn. Một số cấp ủy, chính quyền, một số ngành, nhất là cấp huyện và cơ sở cịn coi cơng tác tun truyền pháp luật BHXH là của cơ quan BHXH nên chưa có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của tồn xã hội. Một bộ phận NLĐ do áp lực việc làm, thu nhập trước mắt nên không quan tâm đến nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH, khơng đấu tranh, giám sát việc đóng BHXH của chủ SDLĐ.
Thứ hai, việc tuân thủ pháp luật về BHXH của phần lớn các doanh
nghiệp dân doanh, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác chưa tốt, biểu hiện ở việc trốn đóng BHXH, đóng khơng đúng thời gian, khơng đúng mức hoặc không đủ số người theo quy định; một số đơn vị SDLĐ trích tiền đóng BHXH của NLĐ hàng tháng nhưng khơng nộp cho cơ quan BHXH trái quy định của pháp luật; nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng để đối phó, lách luật hoặc chỉ đăng ký một phần trong tổng số NLĐ phải tham gia BHXH để né tránh việc đóng BHXH. Mặt khác, theo quy định đối tượng lao động có hợp đồng lao động dưới 3 tháng khơng thuộc diện tham gia BHXH thì NSDLĐ phải trả tiền BHXH trong tiền lương hoặc tiền cơng để NLĐ có thể tham gia loại hình BHXH tự nguyện hoặc tự lo về bảo hiểm. Thực tế, NLĐ chưa hiểu biết về loại hình BHXH tự nguyện nên khơng muốn tham gia, còn việc thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về BHXH trong tiền lương thì pháp luật chưa kiểm sốt được.
Cơ quan BHXH chưa có thẩm quyền xử phạt các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về BHXH mà sau khi phát hiện chỉ dừng lại ở việc làm văn bản đề nghị các sở, ngành xử lý. Mặt dù mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH đã được tăng lên theo quy định tại Nghị định số 86/2010/NĐ-CP,
song thực tế mức xử phạt này vẫn cịn q thấp, khơng đủ sức răn đe đối với những doanh nghiệp vị phạm. Khối lượng công việc của BHXH tỉnh ngày càng tăng, biên chế chưa được BHXH Việt Nam bổ sung dẫn đến việc kiểm tra, đơn đốc các doanh nghiệp đóng BHXH của BHXH cấp tỉnh, cấp huyện chưa kịp thời.
Thứ ba, tình trạng nợ tiền đóng BHXH của các doanh nghiệp trong tỉnh
còn diễn ra nhiều, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ lớn, kéo dài. Bên cạnh một số doanh nghiệp thuộc ngành chế biến thủy sản thực sự khó khăn trong sản xuất mất khả năng thanh tốn với cơ quan BHXH vẫn còn nhiều chủ doanh nghiệp cố tình chiếm dụng tiền đóng BHXH. Quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về BHXH hiện nay cịn thấp, quy định trích nộp tiền từ tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp nợ BHXH tại ngân hàng chưa được áp dụng. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên sâu về BHXH chưa được thực hiện thường xuyên, trong đoàn kiểm tra liên ngành của UBND tỉnh thành lập để kiểm tra các doanh nghiệp chấp hành pháp luật lao động, BHXH, an tồn vệ sinh lao động khơng có BHXH tỉnh; việc xử lý vi phạm không kịp thời, chưa kiên quyết, BHXH đã nhiều lần đề nghị xử lý vi phạm hành chính về BHXH nhưng không được quan tâm xử lý. Ủy ban nhân dân và các ngành chức năng chưa thực sự quan tâm phối hợp hỗ trợ cơ quan BHXH thu nợ BHXH đối với các doanh nghiệp do muốn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, thu hút đầu tư.
Quy định của pháp luật về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cịn nhiều bất cập, chưa đúng với thu nhập thực tế của NLĐ nên mức lương đóng và hưởng chế độ BHXH cịn rất thấp, khơng đúng với thu nhập thực tế của NLĐ. Nhiều doanh nghiệp áp dụng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bằng mức lương tối thiểu vùng và bằng nhau cho cả người quản lý doanh nghiệp tới cơng nhân bình thường, trong khi thu nhập thực tế thì khác. Hiện tượng
khá phổ biến trong doanh nghiệp đang tồn tại 3 loại lương: (1) tiền lương làm căn cứ đóng và giải quyết hưởng chế độ BHXH, (2) tiền lương để quyết toán thuế và (3) để chi trả thực tế cho NLĐ hàng tháng. Đã gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước về chính sách tiền lương và ảnh hưởng lớn đến việc hưởng trợ cấp BHXH. Mặc dù tỷ lệ hưởng trợ cấp hưu theo quy định hiện hành là cao so với nhiều nước trên thế giới (tối đa 75% tiền lương bình quân), nhưng do tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp, nên con số tuyệt đối được hưởng khi nghỉ hưu là rất thấp.
Thứ tư, cơ chế phối kết hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về BHXH,
cơ quan BHXH và Cơng đồn thiếu chặt chẽ, xử lý các vụ việc chậm, thiếu tính răn đe, thậm chí có biểu hiện vì lợi ích cục bộ, cá nhân, thiếu kiên quyết xử lý làm cho tình trạng vi phạm pháp luật BHXH trở lên phức tạp, dây dưa, kéo dài.
Thứ năm, số lượng biên chế so với nhu cầu cơng việc hiện tại cịn thấp.
Phần lớn viên chức chưa được đào tạo cơ bản về chuyên ngành BHXH; công việc hàng năm phát sinh nhiều, công chức, viên chức thuộc hệ thống BHXH tỉnh Cà Mau luôn làm việc trong điều kiện quá tải, phải làm thêm giờ mới hoàn thành nhiệm vụ, đôi lúc công việc đạt được chưa như mong đợi. Do phải làm việc kiêm nhiệm, nên một số lĩnh vực còn bỏ trống, nguồn thu BHXH và BHTN chưa được khai thác triệt để.
Thứ sáu, về giải quyết hưởng các chế độ BHXH theo quy định trong Luật BHXH và văn bản hướng dẫn thi hành cịn khó khăn, vướng mắc trong
quá trình thực hiện. Cụ thể như:
a. Chế độ ốm đau, thai sản
- Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 92 Luật BHXH, NSDLĐ được giữ lại 2% tiền đóng BHXH để kịp thời chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản cho NLĐ sau 3 ngày nhận đủ hồ sơ, tuy nhiên do đặc thù ở tỉnh Cà Mau chủ
yếu là đơn vị SDLĐ có quy mơ nhỏ tổng số tiền giữ lại không đủ để chi trả cho NLĐ; một số doanh nghiệp khác thì nợ tiền đóng BHXH kéo dài nên việc giải quyết quyền lợi cho NLĐ khơng đảm bảo kịp thời. Cách tính trợ cấp ốm đau, nhất là ốm đau dài ngày phức tạp; chứng từ quy định để hưởng còn nhiều bất cập nên NSDLĐ không dám chi trả trợ cấp trước cho NLĐ thường là chậm hơn so với quy định của luật. Có nhiều bệnh chưa có trong danh mục các bệnh cần chữa trị dài ngày hoặc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày trong Thông tư số 33 của Liên Bộ y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chưa được cụ thể nên thiệt thòi cho NLĐ.
- Chế độ thai sản: tại Khoản 2, Điều 28 Luật BHXH quy định thời gian đóng BHXH đủ 6 tháng trong vịng 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi mới được hưởng trợ cấp thai sản và thời gian đó được tính là thời gian đóng BHXH. Trên thực tế, có trường hợp NLĐ đã tham gia BHXH nhiều năm trước đó nhưng khi có thai, vì lý do sức khoẻ phải nghỉ việc, khơng đóng BHXH trên 6 tháng trước khi sinh con nên khơng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản. Điều này là không hợp lý, không bảo đảm quyền lợi cho NLĐ và dẫn đến tình trạng “lách” luật là NLĐ nghỉ việc nhưng vẫn đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản.
- Thông tư liên tịch số 11/1999/TTLT-BYT-BHXH ngày 22/6/1999 của liên bộ Y tế và BHXH Việt Nam quy định về chứng từ thanh toán và quyền hạn cấp giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH đối với NLĐ điều trị ngoại trú đến nay khơng cịn phù hợp nên nhiều trường hợp bị vướng mắc khi thanh toán và chi trả trợ cấp.
b. Chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
- Phần lớn khi tai nạn xảy ra, NSDLĐ không lập thủ tục hồ sơ để giải quyết theo chế độ TNLĐ-BNN do sợ bị xử phạt hoặc do việc lập thủ tục hồ sơ tai nạn lao động quá phức tạp, nên lách luật để giải quyết chế độ ốm đau. Các trường hợp bị tai nạn giao thông, đặc biệt là ở các huyện vùng sâu, vùng xa hoặc vào ban đêm đa số khơng có biên bản của Cơng an giao thơng, do đó
những trường hợp này khơng được giải quyết chế độ tai nạn lao động do thiếu thủ tục hồ sơ cũng gây bức xúc cho cả NLĐ, NSDLĐ. Đến nay, chưa có văn bản quy định, hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp bị tai nạn giao thông do lỗi của NLĐ cũng đã làm cho dư luận ngộ nhận cơ quan BHXH nhũng nhiễu, gây khó khăn cho NLĐ.
- Việc xác định đối tượng và điều kiện để giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động còn nhiều vướng mắc, NSDLĐ hợp thức hóa hồ sơ để giải quyết chế độ tai nạn lao động, đặc biệt là các trường hợp bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc bị tai nạn ngoài nơi làm việc, ngoài giờ làm việc, thời hạn lập biên bản tai nạn giao thơng. Ngược lại có trường hợp bị tai nạn giao thông xảy ra trên đường đi công tác nhưng khi vào viện NLĐ hoặc người thân khai là tai nạn rủi ro để được hưởng chi phí viện phí sau khi ra viện lại có đủ hồ sơ đề nghị thanh tốn chế độ tai nạn lao động, cơ quan BHXH làm các thủ tục thu hồi và chuyển sang giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động rất phức tạp.
c. Chế độ hưu trí
- Việc áp dụng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hiện nay các doanh nghiệp nhà nước trước đây chuyển thành công ty cổ phần được vận dụng hệ số lương theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định làm căn cứ đóng BHXH nhưng thực tế một số doanh nghiệp khơng thực hiện đúng các quy định việc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tiền lương do đó ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ trong việc tính hưởng các chế độ BHXH.
- Theo quy định lương hưu của NLĐ được nhận kể từ tháng liền kề với tháng nộp đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH cũng đang gây khó khăn đối với một số trường hợp do chủ SDLĐ chậm nộp hồ sơ, do đó NLĐ khơng được nhận lương hưu các tháng chậm nộp hồ sơ, bị thiệt hại quyền lợi cho NLĐ. Cũng
theo quy định của Luật BHXH người tham gia BHXH trên 20 năm, chưa đủ tuổi về hưu, bị ốm nặng xin hưởng 01 lần khơng được giải quyết.
- Việc tính mức tiền lương bình qn đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu của NLĐ làm việc trong các đơn vị được thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và NLĐ làm việc trong các đơn vị thực hiện chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định (doanh nghiệp khu vực ngồi nhà nước) có sự khác nhau. Vì vậy, tạo ra tâm lý khơng thật sự thoải mái đối với NLĐ làm việc trong các đơn vị khu vực ngoài nhà nước (cho rằng chưa bình đẳng, cơng bằng trong quyền lợi hưởng).
d. Chế độ tử tuất
- Do có sự chênh lệch giữa tiền tuất hàng tháng và tiền tuất 01 lần nên trong nhiều trường hợp thân nhân người chết tìm cách lách luật để kê khai hồn cảnh gia đình theo hướng được giải quyết hưởng trợ cấp 01 lần. Thủ tục hưởng tuất khó kiểm sốt được thơng tin về thu nhập hàng tháng nên nhiều trường hợp mặc dù biết được thân nhân người chết lách luật để hưởng trợ cấp tuất gây khó khăn trong cơng tác quản lý, giải quyết của cơ quan BHXH. Đến nay chưa có cơ chế kiểm tra hoặc hướng dẫn rõ việc xác định mức thu nhập của thân nhân người chết nên cơ quan BHXH rất lúng túng và thực sự khó khăn trong q trình xác định đối tượng để giải quyết hưởng trợ cấp tiền tuất. Quy định về thân nhân được xét hưởng chưa rõ ràng, cụ thể đối với những trường hợp hôn nhân thực tế, vợ của người đi tập kết ra Bắc có 2 vợ, người ni dưỡng khác. Nhiều trường hợp tuất 01 lần quá lớn, nhưng luật không quy định rõ cấp tiền cho ai trong số thân nhân, dẫn đến có trường hợp xảy ra tranh chấp.
- Khoản 2, Điều 64 Luật BHXH quy định các thân nhân được hưởng tuất phải có thu nhập hoặc thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung: Khi giải quyết chế độ tuất phát sinh những trường hợp thân nhân
từ đủ 80 tuổi trở lên đã được hưởng trợ cấp người cao tuổi hàng tháng theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/5/2007 của Chính phủ, có thẻ BHYT, khi chết được Nhà nước lo mai táng, nếu nhận được trợ cấp tuất hàng tháng do cơ quan BHXH chi trả thì khơng được hưởng trợ cấp người cao tuổi, khơng có thẻ BHYT, nên thân nhân đề nghị không nhận trợ cấp tuất hàng tháng để hưởng trợ cấp tuất 01 lần vì đã có thu nhập, những trường hợp này chưa có văn bản hướng dẫn rõ ràng.
đ. Trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
- Trong quá trình thực hiện BHXH tỉnh Cà Mau đã phát hiện có tình trạng thất nghiệp “ảo” nhiều lao động xin chấm dứt hợp đồng lao động ở doanh nghiệp này chuyển sang hợp đồng lao động ở doanh nghiệp khác nhưng lại đăng ký và hưởng trợ cấp thất nghiệp, có trường hợp nghỉ việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng lại hợp đồng tiếp ở chính đơn vị mình vừa nghỉ việc, mà không khai báo với cơ quan lao động, đây được coi là biểu hiện lạm dụng quỹ BHTN, vấn đề này hiện chưa có biện pháp kiểm sốt.
- Tình trạng NLĐ chủ động thơi việc để đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp đã xuất hiện, kéo theo hệ lụy cho cơng tác nhân sự ở nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh.
- Quy định về thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp còn rườm rà, khó khăn, nhất là việc hồn chỉnh hồ sơ hưởng. Theo quy định về việc hưởng BHTN: “Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày bị mất việc làm hoặc
chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, NLĐ phải trực tiếp đến Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐ-TB&XH nơi đang làm việc để đăng ký thất nghiệp. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp, NLĐ bị thất nghiệp phải nộp đủ hồ sơ hưởng BHTN”. Thực tế, NLĐ thường
07 ngày và khơng xuất trình được sổ BHXH trong thời gian 15 ngày sau khi đăng ký hưởng BHTN.
- Việc cơ quan BHXH thu lại thẻ BHYT của NLĐ trong thời gian chờ làm hồ sơ hưởng BHTN cũng dẫn đến việc NLĐ có thể gặp khó khăn nếu ốm đau trong thời gian này.