Theo số liệu thống kê từ các báo cáo của Sở LĐ-TB&XH, Cục Thống kê và của BHXH tỉnh Cà Mau các năm qua cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh tham gia BHXH rất thấp, bình quân chiếm khoảng 10% số đơn vị có giấy phép kinh doanh trên địa bàn. Năm 2007, trong tỉnh có 1.510 doanh nghiệp đang hoạt động, chỉ có 165 doanh nghiệp đăng ký đóng BHXH cho 13.318 người đạt tỷ lệ 10% số đơn vị; năm 2008 có 1.882 doanh nghiệp đang hoạt động, thì có 185 doanh nghiệp đăng ký đóng BHXH cho 15.515 người, đạt 9,82% số đơn vị; năm 2009 có 1.996 doanh nghiệp đang hoạt động, có 217 doanh nghiệp đăng ký đóng BHXH cho 17.376 người đạt tỷ lệ 10,87%; năm 2010 có 2.125 doanh nghiệp đang hoạt động, thì có 249 doanh nghiệp đăng ký đóng BHXH cho 22.379 lao động, đạt tỷ lệ 11,7%; năm 2011 có 2.849 doanh nghiệp đang hoạt động, nhưng chỉ có 304 doanh nghiệp đăng ký đóng BHXH cho 21.378 lao động, đạt 10,67% số đơn vị sử dụng lao động [5].
Ngoài ra, theo niên giám thống kê năm 2011 của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau, đến tháng 12 năm 2010, tồn tỉnh hiện có 161 hợp tác xã với 3.214 xã viên và 3.263 tổ hợp tác với 79.591 tổ viên, nhưng tính đến năm 2011 mới có 32 hợp tác xã đóng BHXH cho 244 xã viên [37].
Tại Kết luận thanh tra số 319/KL-TTr ngày 05/11/2009 của Thanh tra Bộ LĐ-TB&XH, đến tháng 6 năm 2009 theo số liệu nắm được qua Sở Kế hoạch – Đầu tư và Phòng thống kê cấp huyện, tại tỉnh Cà Mau còn 2.262 đơn vị chưa tham gia BHXH, gồm 72 công ty cổ phần, 390 công ty TNHH và 1.800 doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể. Tại thành phố Cà Mau, qua số liệu của Phịng thống kê thành phố thì số cơ sở sản xuất ngoài quốc doanh trên địa bàn là 1.409, tuy nhiên chỉ có 134 đơn vị tham gia BHXH chiếm 9,51%, trong đó số hộ kinh doanh cá thể mới chỉ có 6/1.320 hộ tham gia, chiếm tỷ lệ 0,46%. Một số doanh nghiệp như: Nhà hàng khách sạn Best Cà Mau hoạt động từ năm 2007 sử dụng 30 lao động; Công ty TNHH Thành Nên sử dụng 20 lao động; Công ty TNHH Tiến Phát sử dụng 20 lao động; Khách sạn Hoàng Gia hoạt động từ năm 2006 sử dụng 20 lao động, chưa tham gia BHXH. Tại các doanh nghiệp, Đồn đến thanh tra thì có 4 đơn vị chưa đăng ký tham gia BHXH đầy dủ cho lao động, điển hình là Cơng ty cổ phần Thủy sản Minh Phú số lao động tham gia là 1.437/4.073 (chiếm 35,28%); Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm thủy sản xuất khẩu Cà Mau (FFC) cịn 172 lao động; Cơng ty Cổ phần chế biến và Dịch vụ thủy sản Cà Mau còn 23 lao động [25].
Theo Kết luận thanh tra số 4887/UBND-NC ngày 29/11/2010 của UBND tỉnh Cà Mau về kết luận thanh tra tại BHXH tỉnh Cà Mau: Đồn kiểm tra đối chiếu tại Cơng ty TNHH Kinh doanh CBTS và Xuất nhập khẩu Quốc Việt 02 năm 2008 và 2009, phát hiện có 528 lao động làm việc liên tục tại Công ty từ trên 3 tháng đến dưới 01 năm chưa tham gia BHXH, số tiền phải
đóng BHXH tính theo lương tối thiểu 466,830 triệu đồng; tại Cơng ty Cổ phần CBTS và XNK Cà Mau, Đồn kiểm tra đối chiếu 3 năm 2007, 2008 và 2009 thì có 795 lao động làm việc liên tục tại Cơng ty trên 4 tháng chưa tham gia BHXH, số tiền là 658,963 triệu đồng; tại Công ty Cổ phần XNK Nông sản thực phẩm Cà Mau, Đoàn kiểm tra, đối chiếu 3 năm 2007, 2008 và 2009 thì có 464 lao động làm việc liên tục trên 4 tháng trở lên chưa tham gia, số tiền phải đóng BHXH là 333,628 triệu đồng; tại Công ty TNHH CBTS & XNK Phú Cường, đối chiếu kiểm tra năm 2008 có 216 lao động làm việc liên tục từ trên 3 tháng đến dưới 01 năm chưa tham gia BHXH số tiền là 181,170 triệu đồng [84].
Tại biểu tổng hợp tình hình sử dụng lao động năm 2010 kèm theo Báo cáo số 224/BC-LĐTBXH ngày 14/12/2010 của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau, qua khảo sát ở 71 doanh nghiệp đã đóng BHXH (15 doanh nghiệp trung ương quản lý, 54 cơng ty cổ phần, công ty TNHH tỉnh quản lý và 02 cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi) tổng số lao động hiện có đến cuối năm 2010 là 64.310 người (37.367 nữ), trong đó: hợp đồng khơng xác định thời hạn 9.239 người, hợp đồng từ 1 đến 3 năm 10.615 người, dưới 1 năm là 44.126 người; các đơn vị này mới đăng ký tham gia BHXH cho 14.228 lao động, chiếm tỷ lệ 22%. Điển hình như: Tập đồn thủy sản Minh Phú có 6.140 lao động, mới đóng BHXH được 1.205 người; Cơng ty Cổ phần thủy sản Cà Mau, có 1.228 lao động, đóng BHXH 424 lao động; Cơng ty Cổ phần thực phẩm Đại Dương có 721 lao động, đóng BHXH được 284 lao động; Cơng ty TNHH Nhật Đức có 472 lao động, đóng BHXH được 74 lao động .v.v... [70].
Theo số liệu khảo sát doanh nghiệp có sử dụng từ 20 lao động trở lên trong tỉnh của Liên đoàn Lao động tỉnh Cà Mau, năm 2011: huyện Thới Bình có 11 đơn vị sử dụng 427 lao động, chưa có doanh nghiệp nào đóng BHXH; huyện Đầm Dơi 5 đơn vị, 135 lao động; huyện Trần Văn Thời 8 đơn vị, 172 lao động; thành phố Cà Mau 32 đơn vị, 1.076 lao động. Điển hình như Hợp tác xã
Trúc Xanh, xã Tân Bằng, huyện Thới Bình ngành nghề sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp sử dụng 100 lao động; Công ty Cổ phần XNK Khánh An, huyện Thới Bình ngành chế biến thủy sản sử dụng 50 lao động; HTX Thành Công, huyện Năm Căn sử dụng 88 lao động; Công ty TNHH Mỹ Tuyền, huyện Trần Văn Thời, chế biến thủy sản sử dụng 40 lao động; DNTN Chánh Lộc, khóm 4, phường 5 thành phố Cà Mau, ngành nghề xây dựng sử dụng 88 lao động; DNTN Quách Cường, phường 5 thành phố Cà Mau ngành nghề xây dựng, sử dụng 180 lao động [58].
Như vậy, tình trạng vị phạm về đăng ký đóng BHXH cho NLĐ theo quy định của Luật BHXH của các doanh nghiệp trong tỉnh còn xảy ra nhiều, chiếm một tỷ lệ khá cao, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ; tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong tỉnh, tuy nhiên vấn đề này chưa được các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về BHXH quan tâm chỉ đạo, xử lý theo pháp luật; cịn cơ quan BHXH thì chỉ có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH khơng có chức năng xử phạt.