Qua 5 năm triển khai thực hiện Luật BHXH trên địa bàn tỉnh Cà Mau, được sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn thường xuyên, kịp thời của BHXH Việt Nam; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, giám sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND và Đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh; sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan BHXH với các ngành, các cấp trong tỉnh, việc thực hiện pháp luật
về BHXH cho NLĐ đã có những chuyển biến tích cực. Những ưu điểm cơ bản của việc thực hiện pháp luật về BHXH có thể khái qt những điểm chính sau:
Thứ nhất, cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật BHXH đã
huy động được một số cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện tham gia. Nhiều hình thức tuyên truyền bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, như: tun truyền thơng qua các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, tổ chức phát hành miễn phí các loại ấn phẩm tuyên tuyền, tổ chức tập huấn, hội nghị triển khai cho các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động. Phối hợp với các ngành tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại các đơn vị sử dụng lao động, tổ chức các hội thi. Nhìn chung qua thời gian triển khai thực hiện Luật BHXH, chính sách BHXH từng bước đi vào cuộc sống, các doanh nghiệp, chủ SDLĐ đã nắm được những nội dung cơ bản về chính sách BHXH, nhận thức về trách nhiệm và tính tuân thủ pháp luật BHXH của NLĐ và NSDLĐ đã được nâng cao hơn.
Thứ hai, đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng, cùng với
đó là số người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH ngày càng tăng trên cả 3 loại hình BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHTN. Số thu quỹ BHXH, BHTN năm sau cao hơn năm trước. Đối với BHTN, là chính sách mới áp dụng từ đầu năm 2009, nhưng số người tham gia và thụ hưởng chính sách này tăng rất nhanh, năm 2009 có 16.587 người thì đến năm 2011 có 43.834 người tham gia BHTN. Hàng năm BHXH tỉnh Cà Mau đều có các giải pháp tích cực phối hợp với các ngành kiểm tra, giám sát nắm các đơn vị chưa tham gia hoặc đã tham gia nhưng chưa hết số lao động hiện có để đưa vào danh sách quản lý và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm và xem đây là nhiệm vụ quan trọng để góp phần đảm bảo chính sách an sinh xã hội của tỉnh. Quỹ BHXH sau khi thu được chuyển nộp kịp thời vào tài khoản chuyên thu của BHXH cấp trên, không để tồn đọng nhiều, BHXH tỉnh cũng có nhiều giải pháp để thu hồi nợ, giảm nợ đọng tiền BHXH kéo dài của các đơn vị SDLĐ.
Thứ ba, công tác giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, BHTN cho
NLĐ được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng quy định của pháp luật, ít xảy ra sai sót; việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết và chi trả các chế độ BHXH, BHTN được BHXH tỉnh áp dụng theo mơ hình một cửa, thường xuyên rà sốt giảm các thủ tục hành chính và ứng dụng tốt các trương trình cơng nghệ thơng tin, rút ngắn thời gian nên được NSDLĐ, NLĐ đồng tình hưởng ứng. Năm 2010, BHXH tỉnh phân cấp cho BHXH các huyện xét duyệt chi trả trợ cấp một lần và trực tiếp chi trợ cấp BHTN đã tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ. Đối với chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và trợ cấp thất nghiệp được thực hiện kịp thời vào đầu tháng qua 02 hình thức cơ bản là chi trả qua ngân hàng - Thẻ ATM, chi trả thông qua các đại diện chi trả tại xã, phường, thị trấn với thời gian, địa điểm cố định, việc chi trả trợ cấp thất nghiệp được thực hiện chi trực tiếp tại BHXH các huyện. Nhìn chung, việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp đã góp phần ổn định đời sống cho người thụ hưởng và đảm bảo an sinh xã hội trong tỉnh.
Thứ tư, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động thực
hiện chế độ, chính sách BHXH của tỉnh Cà Mau khơng ngừng phát triển. BHXH tỉnh đã ứng dụng tốt các chương trình phần mềm cơng nghệ thơng tin trong quản lý đối tượng tham gia và thu nộp BHXH, quản lý tài chính, cấp sổ BHXH phần mềm thẩm định hồ sơ và chi trả các chế độ BHXH, phần mềm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả một cửa. Các phần mềm này bước dầu đã phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cơng tác thu, chi và quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHTN; giúp cho việc cập nhật cơ sở dữ liệu chính xác, tạo được kho dữ liệu thông suốt từ tỉnh đến huyện phục vụ tốt yêu cầu quản lý của ngành.
Thứ năm, công tác quản lý nhà nước về BHXH trong tỉnh được tăng
cường. UBND các cấp đã ban hành nhiều văn bản quản lý, chỉ đạo thực hiện chế độ, chính sách BHXH; sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với Sở LĐ- TB&XH và các ngành, các cấp ngày càng chặt chẽ, thường xuyên và đồng bộ hơn. Công tác phối hợp tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật BHXH đối với các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động được tổ chức ngày càng tăng về số lượng, chất lượng.
Thứ sáu, nhận thức và chấp hành pháp luật BHXH của cấp ủy, chính
quyền, các ngành, các cấp trong tỉnh và NSDLĐ, NLĐ và nhân dân từng bước được nâng cao. Qua phân tích tình hình chấp hành quy định của Luật BHXH ở các cơ quan, đơn vị SDLĐ có sự khác nhau: đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần nhà nước thực hiện khá tốt quy định của pháp luật về BHXH; đối với đơn vị ngoài nhà nước chưa tự giác chấp hành quy định của pháp luật BHXH, cịn mang tính chất đối phó; riêng hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tổ hợp tác hầu hết chưa đăng ký đóng BHXH cho NLĐ.