các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam và đội ngũ công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội
BHXH là chính sách xã hội quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, liên quan đến hàng chục triệu cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân và NLĐ trong các thành phần kinh tế nên hệ thống tổ chức BHXH cần được ổn định lâu dài và cần quản lý có hiệu quả. Trong 17 năm qua, mơ hình quản lý BHXH tập trung thống nhất do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo đã có nhiều thành tích. Cơng tác quản lý nhà nước về BHXH đang tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đặc biệt kể từ khi Luật BHXH được ban hành năm 2006
và có hiệu lực thi hành từ năm 2007 đến nay, đối tượng BHXH ngày càng được mở rộng, ý thức chấp hành pháp luật BHXH của NLĐ và NSDLĐ được nâng lên, việc chi trả chế độ BHXH cho NLĐ được đơn giản, thuận tiện hơn. Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật BHXH vẫn cịn diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt là tình trạng doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH vẫn cịn phổ biến và ảnh hưởng lớn đến quyền lợi BHXH của NLĐ. Một trong những nguyên nhân được cho là công tác quản lý nhà nước về BHXH còn chưa nghiêm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp có liên quan trong việc quản lý các doanh nghiệp, hệ thống tổ chức, bộ máy ngành BHXH và đội ngũ cơng chức, viên chức làm cơng tác BHXH cịn thiếu và yếu chưa làm hết trách nhiệm của mình trong việc quản lý thu BHXH, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHXH.
Bên cạnh đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật BHXH nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật BHXH cũng là một trong những yếu tố có tác động tích cực đến việc thực hiện pháp luật BHXH. Vấn đề áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đối với tổ chức, cá nhân của pháp luật XHCN nói chung và của pháp luật Việt Nam nói riêng là nhằm mục đích giáo dục, thuyết phục là chính. Nhưng bên cạnh mục đích trên thì với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH của nhiều doanh nghiệp hiện nay, đỏi hỏi cơ quan áp dụng pháp luật phải hoạt động có hiệu lực, hiệu quả hơn nữa. Khi phát hiện có những vi phạm pháp luật về BHXH thì cần xử lý ngay, tránh tình trạng để nợ đọng dây dưa, kéo dài, khó địi và cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH. Có như vậy, việc thực thi pháp luật về BHXH mới được bảo đảm.