Tình trạng nợ, chiếm dụng Quỹ BHXH của NSDLĐ thời gian gần đây đã đến mức báo động và trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến một số vụ tranh chấp, đình cơng, khiếu kiện giữa NLĐ và NSDLĐ trong tỉnh. Vấn đề này đã gây thất thu cho Quỹ BHXH, thiệt hại cho Nhà nước và quan trọng hơn là ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của NLĐ, làm mất lịng tin của NLĐ đối với BHXH một chính sách trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước.
Để hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
- Hàng tháng cơ quan BHXH thơng báo kịp thời số tiền phải đóng BHXH, BHTN cho NSDLĐ đã tham gia BHXH, BHTN thông báo phải được gửi trực tiếp đến thủ trưởng đơn vị SDLĐ để họ biết và có kế hoạch trích nộp BHXH, BHTN. Khi đơn vị tham gia bảo hiểm nợ từ 03 tháng trở lên tiền đóng BHXH, BHTN thì cán bộ chun quản thu BHXH liên hệ và trực tiếp đến đơn vị để kiểm tra, đối chiếu thu nộp và lập Biên bản đối chiếu thu nộp BHXH, BHTN. Sau đó tiếp tục gửi văn bản đến thủ trưởng đơn vị SDLĐ đôn
đốc chuyển trả nợ bảo hiểm, cứ 15 ngày gửi văn bản đôn đốc một lần; đồng thời, gửi cho Tổ thu nợ của BHXH tỉnh, BHXH huyện phối hợp thực hiện cho đến khi thu nợ xong.
- Định kỳ hàng quý, cơ quan BHXH báo cáo với cấp ủy, UBND cùng cấp tình hình các đơn vị SDLĐ nợ tiền BHXH. Tham mưu cho cấp ủy, UBND có văn bảo chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị SDLĐ nợ tiền BHXH. Thông báo danh sách đơn vị SDLĐ nợ tiền BHXH đến cấp ủy, thủ trưởng đơn vị chủ quản của các đơn vị SDLĐ, Sở LĐ-TB&XH, Liên đoàn Lao động, Ban thi đua khen thưởng, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân trẻ, Hội Chế biến xuất khẩu thủy sản và một số ngành có liên quan để phối hợp đơn đốc thu hồi nợ BHXH. Kiên quyết tính lãi chậm đóng BHXH đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Tập trung rà soát các đơn vị SDLĐ nợ đọng kéo dài, nắm bắt nguyên nhân nợ là do thực sự khó khăn trong sản xuất - kinh doanh hay do nguyên nhân nào khác. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành xử lý thu nợ, cụ thể như sau:
+) Đối với đơn vị SDLĐ khơng cịn tồn tại trên địa bàn, đã tạm ngưng hoạt động nhưng không thực hiện các thủ tục báo giảm, giải quyết chế độ BHXH cho NLĐ thì cơ quan BHXH báo cáo UBND, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cùng cấp phối hợp kiểm tra, lập biên bản xác định thời điểm ngừng tham gia BHXH do khơng cịn tồn tại, không tiếp tục hoạt động, để làm căn cứ chốt số tiền nợ BHXH đến thời điểm đơn vị ngừng hoạt động và dừng tính lãi chậm đóng, dừng tính số phải thu phát sinh. Nếu sau khi đã báo cáo nhưng UBND, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động khơng phối hợp kiểm tra thì cơ quan BHXH thành lập đoàn và thực hiện kiểm tra, lập biên bản có chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng trụ sở.
+) Đối với các đơn vị SDLĐ còn đang hoạt động, sản xuất – kinh doanh ổn định nhưng cố tình nợ đọng BHXH dây dưa kéo dài, chiếm dụng Quỹ BHXH, vi phạm quyền lợi của NLĐ, BHXH các cấp phối hợp với các ngành chức năng tham mưu UBND cùng cấp thành lập Tổ thu nợ liên ngành để thanh tra, kiểm tra đôn đốc thu nợ BHXH. Sau khi kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở hoặc đã được thông báo từ 3 lần trở lên mà đơn vị vẫn khơng chấp hành thì tiếp tục thơng báo, phê phán trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh; đồng thời đề nghị xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp đã quá thời hiệu xử lý vi phạm hành chính (một năm kể từ ngày đơn vị nợ tiền BHXH) mà các cơ quan có thẩm quyền chưa xử lý thì cơ quan BHXH lập hồ sơ khởi kiện đơn vị ra tòa án.