Theo Điều 4, Luật BHXH các chế độ BHXH được quy định như sau: BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất. BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ hưu trí; tử tuất. BHTN bao gồm các chế độ trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ tìm việc làm. Thực hiện Luật BHXH, các nghị định của Chính phủ và các thơng tư của Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các chế độ BHXH, BHTN. BHXH tỉnh Cà Mau đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện, đảm bảo giải quyết các chế độ, chính sách cho NLĐ kịp thời đúng quy định, ít xảy ra sai sót và ngày càng thuận lợi hơn so với trước khi có Luật BHXH. Ngành BHXH từ tỉnh đến huyện thực hiện mơ hình một cửa tập trung đầu mối giao dịch, ứng dụng công nghệ thông tin, rút ngắn thời gian giải quyết chế độ, chính sách của NSDLĐ và NLĐ. 9,561 16,291 18,470 14,094 6,521 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000 2007 2008 2009 2010 2011 S ố n g ư ờ i Năm
Theo báo cáo của BHXH tỉnh Cà Mau hàng năm số người được giải quyết hưởng các chế độ BHXH phát sinh mới đều tăng, qua 5 năm triển khai thực hiện luật đã có 65.835 lượt người được giải quyết hưởng các chế độ, chính sách BHXH, BHTN số tiền là 170,451 tỷ đồng, cụ thể như sau:
- Đối với chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức: Số người ốm, thai sản, dưỡng sức được giải quyết tăng theo từng năm: Năm 2007 là 5.539 người với số tiền 3,179 tỷ đồng; thì năm 2011 là 9.073 người với số tiền 18,139 tỷ đồng, tăng 64% số người và tăng 471% số tiền so với năm 2007 [5]. Số người hưởng trợ cấp tăng do nhiều nguyên nhân như trách nhiệm phải giải quyết chế độ cho NLĐ đã được Luật hóa và quy định rất cụ thể, chi tiết; số người tham gia BHXH tăng theo từng năm; tiền lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng tăng nên số người hưởng và số tiền hưởng trợ cấp cũng tăng theo (chi tiết xem phụ lục 3).
- Đối với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Năm 2007, số
người được giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 16 người, trong đó số người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng (có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên) chiếm tỷ lệ rất ít; năm 2008 là 17 người; năm 2009 là 15 người; năm 2010 là 21 người; năm 2011 là 21 người [5]. Dù số lao động tham gia BHXH tăng hàng năm nhưng tỷ lệ người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khơng tăng thêm có thể do nhiều nguyên nhân: việc huấn luyện an toàn lao động cho NLĐ thực hiện tốt; ý thức kỷ luật của NLĐ tăng, ngồi ra cịn có các ngun nhân khác như: khi tai nạn lao động xảy ra, nhiều NSDLĐ không lập hồ sơ, thủ tục để giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do sợ bị xử phạt hoặc do việc lập thủ tục tai nạn lao động phức tạp… mà lách luật để giải quyết chế độ ốm đau.
- Đối với chế độ hưu trí: Từ năm 2007 đến 2011 BHXH tỉnh Cà Mau
đã giải quyết cho 1.439 người hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng nâng tổng số người đang hưởng chế độ hưu trí và trợ cấp BHXH hàng tháng trong tỉnh đến 31/12/2011 là 5.721 người. Bình qn, mỗi năm có trên 120 người được giải quyết hưởng chế độ hưu trí. Cụ thể năm 2007 có 157 người nghỉ hưu được hưởng trợ cấp hưu trí hàng tháng; năm 2008 là 245 người; năm 2009 là 291 người; năm 2010 là 352 người; năm 2011 là 394 người. Trong đó, người nghỉ hưu trước tuổi chiếm 58%, bình quân tuổi nghỉ hưu là 57 tuổi đối với nam, 53 tuổi đối với nữ. Lương hưu bình quân chung cũng tăng dần theo từng năm, nếu như năm 2007 là 1,76 triệu đồng thì năm 2011 là 2,48 triệu đồng. Bình quân hàng năm BHXH tỉnh chi trả lương hưu với số tiền 130 tỷ đồng [5].
Việc giải quyết chế độ hưu trí cho NLĐ ln nhanh chóng, bảo đảm chặt chẽ thủ tục và đúng quy định. Từ năm 2008 đến năm 2011 Chính phủ đã 5 lần điều chỉnh lương hưu và nhiều văn bản điều chỉnh phụ cấp các loại làm tăng thêm khối lượng công việc rất lớn, nhưng BHXH các cấp trong tỉnh luôn thực hiện nhanh, kịp thời, đảm bảo quyền lợi cho người hưởng lương hưu.
- Đối với trợ cấp BHXH 1 lần: Trợ cấp BHXH 1 lần chỉ được hưởng khi
NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc đi định cư hợp pháp ở nước ngoài theo quy định tại Điều 55 Luật BHXH. Trong 5 năm qua số lượng người hưởng trợ cấp BHXH 1 lần ngày càng tăng, năm 2007 có 496 người; năm 2008 là 2.351 người; năm 2009 là 2.734 người; năm 2010 là 3.989 người; năm 2011 là 4.227 người. Số người hưởng trợ cấp BHXH 1 lần tăng nhanh phát sinh khối lượng công việc tăng thêm nhiều, nhưng BHXH tỉnh Cà Mau đã có nhiều nỗ lực trong việc tiếp nhận hồ sơ, giải quyết chính sách và tổ chức chi trả kịp thời cho NLĐ. Năm 2010, BHXH tỉnh đã phân cấp cho BHXH các huyện tiếp nhận hồ sơ và giải quyết trợ cấp BHXH 1 lần tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ [5].
- Đối với chế độ tử tuất: Qua 5 năm, thực hiện Luật BHXH từ 2007 đến
2011, BHXH tỉnh Cà Mau đã giải quyết cho 1.720 người là thân nhân của người đang đóng, đang bảo lưu BHXH hoặc đang hưởng lương hưu hàng tháng chết được hưởng trợ cấp tiền tuất, với tổng số tiền 18,159 tỷ đồng. Năm 2007, có 313 người, số tiền 2,024 tỷ đồng; năm 2009 có 354 người số tiền 3,620 tỷ đồng; năm 2011 có 378 người số tiền 4,963 tỷ đồng [5], (chi tiết xem phụ lục 3).
- Đối với trợ cấp thất nghiệp: Trợ cấp thất nghiệp triển khai chi trả từ năm
2010, nhưng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp so với các chế độ khác tỷ lệ rất cao. Ngay từ trước khi thực hiện chi trả, cơ quan BHXH đã phối hợp với Sở LĐ- TB&XH, Trung tâm Giới thiệu việc làm để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ. Năm 2010, số người hưởng trợ cấp thất nghiệp là 780 người số tiền là 779 triệu đồng; năm 2011 là 2.566 người với số tiền là 6,689 tỷ đồng, trong đó lao động nữ hưởng trợ cấp thất nghiệp chiếm tỷ lệ 57%. Số người hưởng trợ cấp nhiều nhưng số người được hỗ trợ học nghề hầu như khơng có [5].