Thức pháp luật và trách nhiệm của các chủ thể thamgia quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 34 - 35)

quan hệ pháp luật về bảo hiểm xã hội

Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật là trình độ nhận thức pháp luật của cơng dân cịn hạn chế. Một chính sách pháp luật có được nhận thức đầy đủ và tự giác thi hành hay khơng phụ thuộc vào trình độ văn hóa pháp lý và ý thức pháp luật của các chủ thể pháp luật đó. Nếu ý thức pháp luật kém sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng lớn đến quá trình quản lý xã hội.

Ý thức pháp luật là vấn đề khá phức tạp. Trong khoa học pháp lý nước ta hiện nay vẫn còn nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này, nhưng nhìn chung đều có quan niệm: “Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những học thuyết, quan điểm, tư tưởng, tình cảm của con người, thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính cơng bằng hay khơng cơng bằng, đúng đắn hay khơng đúng đắn của pháp luật, về tính hợp pháp hay khơng hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và của các chủ thể khác [53, tr.326].

Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ pháp luật cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật hiện nay là vấn đề cần thiết. Ý thức pháp luật biểu hiện khả năng nhận thức của con người trong lĩnh vực pháp luật. Sự nhận thức pháp luật của cơng dân mà tích cực sẽ trở thành điều kiện trực tiếp, quan trọng để xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật. Bởi vì, một khi NLĐ và

NSDLĐ có được nhận thức đúng về tầm quan trọng của BHXH thì khi đó ý thức tham gia và thực hiện trách nhiệm về BHXH của họ sẽ được nâng lên, dẫn đến có các hành vi ứng xử phù hợp và hành vi đó là một dạng của hình thái ý thức xã hội. Ngồi ý thức pháp luật và trách nhiệm của NLĐ và NSDLĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thực hiện pháp luật về BHXH thì địi hỏi những người có trách nhiệm soạn thảo, xây dựng, ban hành pháp luật về BHXH có sự hiểu biết pháp luật tốt, có trình độ pháp luật mới tạo ra những văn bản pháp luật có hiệu quả và hiệu lực cao.

Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề chất lượng các văn bản pháp luật được ban hành, Đảng ta chủ trương nâng cao hơn nữa chất lượng và hoạt động lập pháp. Luật BHXH được ban hành năm 2006 trên cơ sở được chuẩn bị chu đáo, có chất lượng và đảm bảo quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, trên cơ sở tổng kết thực tiễn Việt Nam, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm nước ngồi.

Tóm lại, chúng ta phải xây dựng một xã hội mà cơng dân có được sự ý thức pháp luật. Khi xã hội mà cơng dân có ý thức pháp luật nói chung và ý thức pháp luật về BHXH nói riêng được nâng cao, thì các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH sẽ được hạn chế.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w