thực tiễn của phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều khả năng cho người lao động trong tìm kiếm việc làm để có thu nhập, vì vậy, tăng nhanh số người tham gia quan hệ lao động. Nhưng cũng chính từ sự chuyển đổi của nền kinh tế, việc đẩy mạnh cải cách hành chính đã dẫn đến sự thay đổi, sắp xếp lại cơ cấu lao động trên phạm vi cả nước, sự thay đổi trong thị trường lao động: nhiều NLĐ phải thay đổi cơng việc, nghề nghiệp; có NLĐ phải chuyển từ nghề này sang nghề khác, có người chuyển từ khu vực nhà nước ra khu vực phi nhà nước; có người trở thành người tự tạo việc làm; thậm chí một bộ phận khơng nhỏ NLĐ
có nguy cơ khơng có việc làm lâm vào hồn cảnh thất nghiệp… Hơn nữa, trong tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những rủi ro như thất nghiệp, ốm đau, TNLĐ- BNN. v.v. lại diễn ra thường xun và có tính chất ngày càng phổ biến hơn do sự biến động của thị trường lao động và sản xuất - kinh doanh đa dạng, phức tạp. Việc thực hiện pháp luật về BHXH sẽ giúp cho NLĐ khi gặp rủi ro, bất hạnh, thất nghiệp… có điều kiện khắc phục những khó khăn tạm thời để ổn định cuộc sống, phục hồi năng lực làm việc, tái tạo sức lao động, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất - kinh doanh cho cơ quan, đơn vị, NSDLĐ.
Với sự phát triển mạnh mẽ, phức tạp, đa dạng của nền kinh tế thị trường, tình hình nợ đọng, trốn đóng BHXH diễn ra phổ biến trong thời gian qua, cũng như những hạn chế, bất cập trong việc quản lý nhà nước hiện nay, đòi hỏi phải thực hiện pháp luật về BHXH một cách nghiêm minh hơn nữa, làm sao để NSDLĐ ở mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH và để mọi NLĐ đều được hưởng BHXH trong những trường hợp rủi ro từ q trình lao động. Có như vậy, mới đảm bảo hài hịa cả hai mục đích là an sinh xã hội và góp phần tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội. Vì vậy, bảo đảm thực hiện pháp luật về BHXH là yêu cầu cấp bách, tất yếu khách quan đặt ra từ chính địi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.