Về tình hình nợ tiền đóng bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 61 - 63)

Theo báo cáo của BHXH tỉnh Cà Mau, tình trạng nợ BHXH cịn diễn ra nhiều, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh lớn, kéo dài. Bên cạnh một số đơn vị thực sự khó khăn vẫn cịn nhiều doanh nghiệp cố tình chiếm dụng Quỹ BHXH. Tính từ năm 2007 đến năm 2011 số nợ BHXH lên đến 51,307 tỷ đồng, trong đó, nợ từ 3 tháng trở lên là 33,785 tỷ đồng, nợ dưới tháng 3 tháng là 17,522 tỷ đồng [5] (chi tiết xem phụ lục 4).

Nợ trên 3 tháng: Năm 2007 có 80 đơn vị nợ từ 3 tháng trở lên với số tiền 2,691 tỷ đồng; năm 2008 có 90 đơn vị nợ số tiền 2,530 tỷ đồng, năm 2009 có 63 đơn vị nợ số tiền 2,848 tỷ đồng; năm 2010 có 187 đơn vị nợ từ 3 tháng trở lên với số tiền 10,704 tỷ đồng, chiếm 4,5% số thu BHXH; năm 2011 có 122 đơn vị nợ số tiền 15,657 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,2% số thu BHXH [5].

Điển hình như: Cơng ty Cổ phần chế biến & XNK Thủy sản Cadovimex huyện Phú Tân nợ 18 tháng số tiền là 4,548 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Thực phẩm Đại Dương, huyện Cái Nước nợ 20 tháng số tiền 2,867 tỷ đồng; Công ty Cổ phần CBTS & XNK Cà Mau (Camimex) thành phố Cà Mau nợ 8 tháng số tiền 2,747 tỷ đồng; Công ty TNHH Đông Nam, thành phố Cà Mau nợ 24 tháng số tiền 195 triệu đồng; Công ty TNHH Nhật Đức, thành phố Cà Mau nợ 19 tháng số tiền 656 triệu đồng; Công ty TNHH CBTS & XNK Thủy hải sản Việt Hải, huyện Cái Nước nợ 24 tháng số tiền 416 triệu đồng; Công ty TNHH CBTS xuất nhập khẩu Minh Châu, huyện Cái Nước nợ 24 tháng số tiền 457 triệu đồng; Công ty TNHH xây dựng Quang Tiền, thành phố Cà Mau nợ 14 tháng số tiền 905 triệu đồng; Công ty TNHH Nga Thủy, thành phố Cà Mau nợ 15 tháng số tiền 287 triệu đồng.

Nợ dưới 3 tháng: năm 2007 có 56 đơn vị với số tiền 1,047 tỷ đồng; năm 2008, có 59 đơn vị với số tiền 1,027 tỷ đồng; năm 2009 có 56 đơn vị với số tiền 1,276 tỷ đồng; năm 2010 có 182 đơn vị với số tiền 4,698 tỷ đồng; năm 2011 có 346 đơn vị nợ số tiền 9,483 tỷ đồng [5].

BHXH tỉnh Cà Mau đã có nhiều giải pháp thu nợ BHXH như: gửi đối chiếu và thông báo thu nợ hàng tháng đối với đơn vị sử dụng lao động, cử viên chức đến đơn vị để đôn đốc thu nợ, những đơn vị nợ số tiền lớn kéo dài BHXH tỉnh đã kết hợp các ngành mời đơn vị đến cơ quan BHXH hoặc trực tiếp đến đơn vị để lập biên bản cam kết trả nợ để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, tuy nhiên tình trạng nợ đọng tiền BHXH chưa giảm, mà ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NLĐ, gây thiệt hại cho Nhà nước trong công tác đầu tư tăng trưởng Quỹ BHXH.

Nhìn chung, các đơn vị đóng chậm, đóng thiếu tiền BHXH chủ yếu nằm ở các khối doanh nghiệp, nhiều nhất là doanh nghiệp ngồi quốc doanh,

cá biệt có những đơn vị hưởng tiền lương từ ngân sách nhà nước (khối hành chính sự nghiệp, xã phường, thị trấn) cũng đóng chậm, đóng thiếu BHXH.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w