Thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội là yêu cầu cấp thiết hiện nay

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 36 - 39)

Xuất phát từ yêu cầu khách quan thì thực hiện pháp luật về BHXH là để hội nhập quốc tế. Việt Nam gia nhập WTO chính là sự gắn kết nền kinh tế

nước ta với nền kinh tế thế giới, từng bước đưa nền kinh tế nước ta trở thành bộ phận cấu thành của nền kinh tế thế giới và thị trường nước ta trở thành bộ phận cấu thành của thị trường thế giới. Việc gia nhập WTO đã mở ra một cơ hội rộng lớn cho sự tác động trực tiếp, tồn diện vào các thị trường hàng hóa, thị trường tiền tệ và thị trường lao động trong nước. Sự tác động này sẽ tạo ra một động lực mới, một không gian mới cho sự cạnh tranh và phát triển.

Mặt khác, việc gia nhập WTO chính là yếu tố thúc đẩy nhanh chóng cho mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 trở thành hiện thực. Sự thúc đẩy nhanh chóng q trình cơng nghiệp hóa sẽ kéo theo tác động chuyển đổi cơ cấu kinh tế tương ứng và phân bố lại lao động và dân cư. Đồng thời thị trường lao động tăng lên, tiền lương và thu nhập bình qn chung của NLĐ được nâng cao chính là điều kiện để mở rộng và tăng cường hệ thống BHXH.

Những tác động tiêu cực của quá trình này cũng đồng thời khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt sẽ dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản, một bộ phận lao động bị thất nghiệp, sức ép về việc làm ngày càng lớn, cường độ lao động gia tăng, điều kiện sống của một bộ phận lao động sẽ khó khăn hơn. Hậu quả của vấn đề lao động nghỉ việc, mất việc làm từ các lĩnh vực, các ngành có sức cạnh tranh kém và NLĐ không đáp ứng nhu cầu công nghệ mới sẽ diễn ra khá mạnh trong thời kỳ đầu hội nhập, hậu quả của việc gia tăng khoảng cách giàu nghèo, hậu quả của bệnh tật khơng được chữa trị... là bài tốn đặt ra đối với hệ thống an sinh xã hội.

Thực tế hơn 20 năm đổi mới ở nước ta cho thấy, Nhà nước đã thực sự trở thành trung tâm của các hoạt động điều tiết xã hội, điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa những NLĐ có mức thu nhập cao, thấp khác nhau, điều tiết giữa các nhóm dân cư có điều kiện sống, điều kiện sức khỏe, giữa các vùng, miền khác nhau nhằm giữ gìn mức sống cho một bộ phận dân cư “yếu thế” hơn trong xã hội (những người bị hạn chế về sức khỏe, hạn chế về năng lực nghề nghiệp, gia

đình đơng con...), góp phần tạo ra sự ổn định và bình đẳng trong xã hội. Do vậy, cùng với các cơng cụ điều tiết khác như: chính sách thuế, chính sách an sinh xã hội, thì BHXH đang trở thành một cơng cụ đắc lực của Nhà nước ta trong việc điều tiết cân bằng xã hội, vì nó liên quan đến nhiều lĩnh vực cấp thiết của đời sống xã hội và được nhiều tầng lớp dân cư hưởng ứng.

Xuất phát từ thực trạng hiện nay, việc thực hiện pháp luật về BHXH còn một số hạn chế, vướng mắc như: việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc cịn chậm. Trong q trình triển khai thực hiện Luật BHXH còn nhiều vướng mắc phát sinh cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành. Tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp cịn tràn lan và làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyền lợi của NLĐ... Cho nên, việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về BHXH nhằm hạn chế vi phạm pháp luật BHXH, bảo đảm quyền lợi của NLĐ trong và sau quá trình lao động là yêu cầu hết sức cấp thiết của mỗi quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội ở tỉnh cà mau hiện nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w