Để quản lý tốt nguồn thu Quỹ BHXH phải quản lý được đối tượng tham gia, mức đóng, phương thức đóng, tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH, BHTN. Đây là tiêu chí bắt buộc các chủ thể quan hệ pháp luật BHXH phải tuân thủ đúng quy định khi đóng BHXH, BHTN giải pháp này tập trung một số nhiệm vụ sau đây:
- Tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH đó là mức tiền cụ thể tính theo hệ số lương (đối với người hưởng lương theo thang bảng lương của Nhà nước) hoặc mức tiền tuyệt đối của NLĐ theo hợp đồng lao động với NSDLĐ. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH nắm được tổng quỹ tiền lương của NLĐ và của NSDLĐ, để làm căn cứ xác định tổng số tiền phải đóng BHXH, BHTN từng tháng, quý, năm của từng đơn vị và toàn tỉnh.
- Hàng năm, cơ quan BHXH phải rà sốt, thống kê chính xác số đơn vị SDLĐ, NLĐ đã đăng ký đóng BHXH, khả năng mở rộng đối tượng tham gia mới, mức đóng, tiền lương hoặc tiền cơng của NLĐ và tổng quỹ tiền lương, tiền công của NSDLĐ ở khu vực Nhà nước và khu vực ngồi nhà nước. Trên cơ sở đó, tiến hành lập kế hoạch chi tiết thu Quỹ BHXH, BHTN trong toàn tỉnh và giao chỉ tiêu cụ thể cho Phòng thu BHXH tỉnh và BHXH các huyện thực hiện quản lý thu Quỹ BHXH, BHTN đảm bảo kịp thời, đúng mức và đủ số lượng, tránh tùy tiện trong việc thu nộp BHXH, BHTN.
- Căn cứ vào số tiền phải đóng BHXH, BHTN hàng tháng của NSDLĐ, cơ quan BHXH gửi thông báo trực tiếp đến thủ trưởng các đơn vị SDLĐ để có kế hoạch chuyển tiền trích nộp Quỹ BHXH, BHTN; cử cán bộ chuyên quản thu BHXH theo dõi đến các đơn vị SDLĐ kiểm tra, hướng dẫn, đơn đốc thực hiện việc trích nộp BHXH, BHTN vào tài khoản “tiền gửi chuyên thu” tại Kho bạc Nhà nước và tài khoản “tiền gửi thu BHXH” tại các ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn, ngân hàng cổ phần công thương hàng tháng đúng quy định của pháp luật; các tài khoản này được cài đặt tự động chuyển nộp từ huyện về tỉnh và từ tỉnh về trung ương khi số tiền trong mỗi tài khoản vượt trên một tỷ đồng.
- Các số liệu trích nộp BHXH phải được quản lý trên chương trình cơng nghệ thơng tin thông suốt từ tỉnh đến cấp huyện và phải được cập nhật hàng ngày, kết toán vào ngày cuối tháng và thực hiện nghiêm việc quyết toán số tiền thu BHXH, BHTN hàng quý giữa BHXH huyện với tỉnh và tỉnh với trung ương. Tuyệt đối không được sử dụng tiền thu BHXH, BHTN vào bất cứ mục đích nào khác; các trường hợp nộp thừa sẽ được thoái thu khi thực hiện đúng quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đúng trình tự, thủ tục tham gia, đóng BHXH, BHTN có ý nghĩa quan trọng, vì đây là cơ sở ban đầu xác định đối tượng, phạm vi, số
lượng lao động, mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, thời gian đóng và thời gian được tính hưởng BHXH, xác định về tuổi và thân nhân của NLĐ, liên quan trực tiếp đến cả quá trình làm việc của NLĐ từ khi bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng để thực hiện chế độ BHXH cho bản thân NLĐ hoặc cho thân nhân họ. Đây là cơ sở để cơ quan BHXH có căn cứ thực hiện thu nộp BHXH, BHTN đảm bảo quyền lợi cho người lao động; tránh lạm dụng sơ hở để trục lợi Quỹ BHXH, là điều kiện ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia trong kê khai, xác nhận, lập hồ sơ tính hưởng BHXH, BHTN; đồng thời là căn cứ xử phạt đối với NLĐ, NSDLĐ vi phạm pháp luật về BHXH và thực hiện tính lãi số tiền chưa đóng, chậm đóng theo quy định.