Tiêu chí về tính dân chủ trong giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu Chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố hà nội những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 25 - 26)

của cơ quan hành chính nhà nước

Muốn đánh giá chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước, cần phải dựa trên những tiêu chí cụ thể. Tiêu chí được hiểu là tính chất, dấu hiệu đặc trưng để nhận biết, xem xét, hoặc phân loại một vật, sự vật. Tiêu chí đánh giá chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước có thể hiểu là những dấu hiệu đặc trưng cho thấy việc giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước đạt chất lượng tốt.

Việc đưa ra được tiêu chí đánh giá chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng những tiêu chuẩn cho việc giải quyết khiếu nại về đất đai đạt chất lượng tốt; nó vừa có tính lý luận lại vừa phải xuất phát từ thực tế. Theo tơi được biết, đến nay chưa có cơ quan chức năng nào đưa ra được Bộ tiêu chí chính thức để đánh giá chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước.

Xin nêu ra đây một số tiêu chí chủ yếu để đánh giá chất lượng đối với vụ việc giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước, đó là:

1.3.1.1. Tiêu chí về tính dân chủ trong giải quyết khiếu nại về đất đaicủa cơ quan hành chính nhà nước của cơ quan hành chính nhà nước

Phát huy dân chủ trong việc giải quyết khiếu nại là một tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước, thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Khi người khiếu nại được thực hiện quyền dân chủ, họ sẽ thấy mình được tơn trọng, được quan tâm, được bày tỏ tâm tư nguyện vọng, họ sẽ thực hiện quyền

và nghĩa vụ của mình một cách chủ động, tích cực và khơng mang tính chất “đối phó”.

Thực hiện dân chủ, bảo đảm sự tham gia của luật sư và để người khiếu nại, người bị khiếu nại và những người có liên quan được đối thoại, tranh luận trong quá trình giải quyết, cụ thể:

- Mở rộng đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại thông qua việc xác định rõ những người tham gia đối thoại gồm người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại, người bị khiếu nại và những người có liên quan. Chuẩn bị và cơng khai trình tự thủ tục đối thoại trước khi đi vào đối thoại, để cuộc đối thoại có chất lượng, hiệu quả.

- Mở rộng vai trị của luật sư trong q trình giải quyết khiếu nại hành chính thơng qua việc ghi nhận luật sư có quyền đại diện cho người khiếu nại, người bị khiếu nại. Trong trường hợp cần thiết, nếu người khiếu nại khơng có khả năng th luật sư thì thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thể mời một trong các cơ quan Hội luật gia, Mặt trận tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân… tham gia đối thoại.

- Xác định rõ nghĩa vụ chứng minh thuộc về các bên, không chỉ là người ban hành quyết định hành chính, người có hành vi hành chính bị khiếu nại. Trong đó các bên có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh nội dung vụ việc; trường hợp cần thiết cơ quan có thẩm quyền giải quyết có quyền thu thập thơng tin, tài liệu có liên quan để giải quyết khiếu nại.

Một phần của tài liệu Chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố hà nội những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w