Nhóm giải pháp về thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu Chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố hà nội những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 86 - 88)

- Chấp hành pháp luật về đất đai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Người sử dụng đất, ngồi việc có quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất, cịn có quyền và nghĩa vụ riêng đối với loại đất họ đang sử dụng. (các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất như: quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, góp vốn, hưởng thành quả lao động trên đất; phải sử dụng đúng mục đích, ranh giới, diện tích được giao, chấp hành các thủ tục kê khai đăng ký với nhà nước…). Việc sử dụng đất là một quá trình người chủ sử dụng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với đơn vị đất đai đó. Trong q trình này, người sử dụng đất chấp hành nghiêm mọi quy định của pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì

sẽ hạn chế rất nhiều khiếu nại phát sinh trong lĩnh vực đất đai. Người sử dụng đất thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình thì giúp cho người quản lý thực hiện rất thuận lợi tác nghiệp của mình do vậy cũng hạn chế tối đa sự thiếu sót trong việc áp dụng pháp luật, đồng nghĩa với việc hạn chế phần lớn khiếu nại xảy ra trong lĩnh vực đất đai.

Do vậy cần có các biện pháp hành chính để đảm bảo người dân thực quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất một cách đầy đủ, chủ động và tự giác. Đây chính là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai trên địa bàn Thành phố.

- Chấp hành pháp luật về khiếu nại nói chung và khiếu nại về đất đai nói riêng của người khiếu nại về đất đai.

Đó là việc thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại: thực hiện khiếu nại theo trình tự, thủ tục luật định, khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền, khiếu nại khi thấy có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, khơng khiếu nại vượt cấp, khơng lạm dụng khiếu nại để vu cáo, gây rối… Luật Khiếu nại năm 2011 được ban hành, đã tách riêng biệt 2 vấn đề Khiếu nại và Tố cáo mà trước đây điều chỉnh chung trong Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Bên cạnh đó Luật Khiếu nại năm 2011 đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và ngày càng đảm bảo cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Có thể nói rằng với những quy định mới về quyền của người khiếu nại trong Luật Khiếu nại năm 2011 không chỉ hướng đến việc mở rộng dân chủ trong việc thực hiện quyền chính trị cơ bản của cơng dân mà cịn góp phần hồn thiện pháp luật khiếu nại, tố cáo - một trong những yêu cầu của cải cách hành chính và xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Việc tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Khiếu nại

năm 2011 là một yêu cầu quan trọng, để đảm bảo việc giải quyết khiếu nại về đất đai đạt chất lượng cao.

- Áp dụng, tuân thủ trình tự, thủ tục trong hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về đất đai của cán bộ công chức được giao nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại về đất đai. Đây là giải pháp cơ bản để bảo đảm chất lượng giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại về đất đai nói riêng. Thời gian vừa qua, ở mỗi đơn vị có nhiệm vụ giải quyết khiếu nại trên địa bàn Thành phố đều đã có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền đối với Bộ thủ tục hành chính trong hoạt động tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại. Đây là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho người khiếu nại thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; thuận lợi trong hoạt động giám sát của nhân dân và các cơ quan chức năng trong hoạt động tiếp dân và giải quyết khiếu nại và là “Cẩm nang” cho cán bộ, công chức, người có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại của công dân.

Một phần của tài liệu Chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố hà nội những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w