Việc nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ phải được thực hiện thông qua các biện pháp tổng hợp:
- Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ công chức, đặc biệt thế hệ trẻ, đẩy mạnh thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức chuyên môn, kiến thức pháp luật để đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc và công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tăng cường cơng tác thanh tra cơng vụ, có cách thức hợp lý, sát thực trong đánh giá cán bộ, công chức; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tính xuất sắc; phát hiện và xử lý kịp thời những tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhất là các vi phạm về tiếp dân, giải quyết khiếu nại của công dân.
- Xây dựng quy định tiêu chuẩn về đạo đức của cán bộ, công chức trong cơ quan công bằng, minh bạch, đánh giá đúng người, đúng việc. Trong thời gian tới cần đổi mới chính sách tiền lương cho cán bộ, cơng chức để họ yên tâm công tác, phục vụ nhân dân.
- Đẩy mạnh cải cách bộ máy làm công tác quản lý đất đai, từng bước chuyển dần sang tổ chức cán bộ làm công tác quản lý đất đai theo ngành dọc.
- Kiện tồn tổ chức và hoạt động của Ban tiếp cơng dân của UBND Thành phố, tổ chức chỉ đạo kiện toàn một cách thống nhất trên tồn Thành phố bộ phận tiếp cơng dân của các đơn vị Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và tổ chức thành một hệ thống. Trong đó Ban tiếp cơng dân của UBND Thành phố có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc kết quả tiếp công dân, xử lý đơn, cũng như hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho Tổ tiếp dân. Giữa Tổ tiếp dân của UBND quận, huyện với bộ phận tiếp cơng dân của các Sở, ngành có mối quan hệ ngang, có trách nhiệm phối hợp thơng tin trong cơng tác tiếp dân liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ.