Những yếu tố tác động đến chất lượng giải quyết quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính

Một phần của tài liệu Chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố hà nội những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 35 - 38)

quyết quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh

Trong thời gian qua, Thành ủy, UBND Thành phố đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước, thể hiện như sau:

- Công tác ban hành văn bản chỉ đạo:

+ Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Nghị quyết chỉ đạo ở tầm chiến lược: đó là Nghị quyết số 18/NQ-TU ngày 08/8/1998 về công tác quy hoạch, đền bù khi Nhà nước thu hồi đất và bố trí tái định cư trên địa bàn Thành phố. Nội dung Nghị quyết chỉ rõ “…phải chú ý giải quyết tốt các vấn đề xã hội và cuộc sống của nhân dân. Do đó, chính sách đền bù phải đảm bảo tái tạo lại được nơi ở mới, cuộc sống mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ cho những người có nhà ở hợp pháp, hợp lệ, đang sinh sống ổn định. Chính sách phải đảm bảo được lợi ích hài hịa giữa người bị thu hồi đất, nhà đầu tư và Nhà nước”. Đây là chủ trương đúng đắn, tư tưởng chỉ đạo này đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

+ UBND Thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ và chấn chỉnh trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo: Chỉ thị số 20/2006/CT-UBND

ngày 05/6/2006 của Chủ tịch UBND Thành phố về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND ngày 05/9/2006 của UBND Thành phố về việc ban hành quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 63/2007/QĐ-UB ngày 20/4/2007 của UBND Thành phố ban hành Biểu mẫu nghiệp vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố.

Các văn bản này cùng với các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo của Nhà nước đã tạo thành một hệ thống giải pháp đồng bộ, áp dụng thống nhất trong các cấp, các ngành tại thành phố Hồ Chí Minh, từng bước khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm trong tổ chức thực hiện, giúp cho việc thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo ngày càng chuyển biến tích cực và hiệu quả hơn.

- Xây dựng cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thành phố:

+ Thành lập “Văn phòng tiếp dân Thành phố”. Đây là điểm khác biệt và tốt hơn so với các địa phương khác. “Văn phòng tiếp dân Thành phố” là đơn vị ngang cấp Sở, có chức năng phục vụ Lãnh đạo Thành phố tiếp công dân định kỳ, tổ chức tiếp công dân thường xuyên, tiếp nhận, xử lý đơn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan đơn vị thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền và được UBND Thành Phố giao. Văn phòng tiếp dân Thành phố được tham gia quá trình giải quyết các vụ việc cũng như tham gia tất cả các cuộc họp của Hội đồng giải quyết khiếu kiện của Thành phố với tư cách là thành viên Hội đồng. Các quận, huyện đều thành lập Tổ tiếp công dân trực thuộc Văn phịng UBND, chịu trách nhiệm chính về tiếp dân và là đầu mối tập trung nhận đơn của cơ quan, tổ chức và cơng dân. Văn phịng tiếp dân Thành phố có hệ thống mạng tin học tốt để xử lý tồn bộ thơng tin trong cơng

tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đến chi tiết từng việc, mang lại chất lượng và hiệu quả cao.

+ UBND thành phố Hồ Chí Minh thường xun duy trì họp Hội đồng giải quyết khiếu nại, tố cáo hàng tuần và đột xuất, để xem xét tất cả các vụ việc trước khi báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố ký ban hành quyết định giải quyết.

+ Thành phố ln chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan Trung ương như Văn phịng Chính phủ, Văn phịng Trung ương Đảng, Văn phịng Quốc hội, Trụ sở tiếp cơng dân Trung ương, Thanh tra Chính phủ…và các tỉnh, thành phía Nam để giải quyết tình trạng cơng dân các địa phương tập trung đơng người gây nhiều phức tạp về an ninh, chính trị, trật tự tại Thành phố.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo bằng việc triển khai thực hiện Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho nhân dân và cán bộ ở xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn Thành phố đến năm 2010 theo Quyết định số 4860/QĐ-UBND ngày 24/10/2007 của Ủy ban nhân dân Thành phố. Thanh tra Thành phố và Văn phòng tiếp dân Thành phố tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác trực tiếp tiếp dân và tham mưu giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về kỹ năng thực hiện các loại biểu mẫu nghiệp vụ tiếp dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố. Hầu hết các Sở, ngành, quận, huyện đã xây dựng nội quy tiếp cơng dân, quy trình tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm: Hàng năm Thành phố đều tiến hành thường xuyên các cuộc thanh tra trách nhiệm cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, đã góp phần chấn chỉnh cơng tác này đi vào nề nếp; lấy kết quả công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những nội dung để tính vào điểm thi đua hàng năm của từng cơ quan, đơn vị.

Từ những biện pháp chỉ đạo và tổ chức thực hiện tương đối đồng bộ nêu trên, nên kết quả giải quyết nói chung khá cao và đi vào chiều sâu, thực

chất hơn, biểu hiện cụ thể là số lượng các vụ khiếu nại có xu hướng giảm, khiếu kiện vượt cấp và khiếu kiện kéo dài giảm, các vụ việc chấm dứt được khiếu kiện tăng lên. Những yếu tố này nói lên chất lượng giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính ở thành phố Hồ Chí Minh được nâng cao.

Bên cạnh đó, trong cơng tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính tại Thành phố Hồ Chí Minh cịn một số tồn tại, hạn chế:

+ Về công tác tổ chức tiếp công dân.

Với mơ hình Văn phịng tiếp dân Thành phố nêu trên tuy có nhiều ưu điểm, thuận lợi như đã phân tích, nhưng mơ hình này khơng phù hợp với nguyên tắc tổ chức cơ quan trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước (không đúng theo quy định tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/12/2008 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc chun mơn). Chính vì vậy chức năng, nhiệm vụ có sự trùng lặp với một số chức năng nhiệm vụ của Văn phòng UBND Thành phố, với các Sở ngành chức năng của Thành phố trong nội dung tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, tổng hợp số liệu đơn thư trên tồn Thành phố.

+ Trong cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc tổ chức đối thoại khi giải quyết khiếu nại chưa thực hiện nghiêm túc. Nhiều vụ việc khơng tổ chức đối thoại hoặc có tổ chức nhưng chỉ mang tính hình thức để đảm bảo thủ tục, chưa chú trọng vào nội dung đối thoại, chưa khai thác tốt cơng tác giải thích, vận động người có đơn để tự giác chấp hành.

Một phần của tài liệu Chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố hà nội những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w