- Trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành các văn bản chỉ đạo trong công tác này như: Chương trình hành động số 46- C.Tr/TU ngày 28/8/2008 của tỉnh Ủy về thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới; Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 06/10/2008 của UBND tỉnh triển khai Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; Văn bản số 223/UBND-NC ngày 09/02/2009 về việc chỉ đạo tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp. Tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm nhằm chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật… Các văn bản chỉ đạo nêu trên thể hiện sự quan tâm đúng mức của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Giang - yếu tố quan trọng mang lại chất lượng, hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước ở Hà Giang.
- Trong cơng tác tiếp cơng dân, phịng tiếp cơng dân của tỉnh thuộc Văn phịng UBND tỉnh làm nhiệm vụ tiếp cơng dân cho Thường trực tỉnh Uỷ, HĐND, UBND, Đoàn đại biểu quốc hội tỉnh; phối hợp với các đơn vị, địa phương của tỉnh để điều hồ cử cán bộ tham gia tiếp cơng dân cùng Lãnh đạo tỉnh; quản lý, bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động của trụ sở tiếp công dân của tỉnh; xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến UBND tỉnh. Tại cấp huyện, việc tiếp cơng dân tại Văn phịng UBND huyện giao cho các Phịng ban phối hợp cử cán bộ tham gia tiếp cơng dân cùng Lãnh đạo huyện; xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến UBND huyện. Tại cấp xã tổ chức tiếp công dân tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn và cử cán bộ chuyên môn kiêm nhiệm làm công tác tiếp công dân.
- Thủ trưởng các cấp, các ngành đó cơ bản thường xun nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo không để xảy ra trong phạm vi quản lý của ngành, cấp, tập trung giải quyết kịp thời theo đúng quy định của pháp luật những vụ việc thuộc thẩm quyền. Tập trung chỉ đạo, giải quyết ngay từ cơ sở, không để khiếu nại vượt cấp và phát sinh điểm nóng, xác định rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo, chấn chỉnh cơng tác quản lý hành chính Nhà nước, thực hiện nghiêm Luật Khiếu nại, tố cáo. Vì vậy, tỷ lệ giải quyết khiếu nại cao.
Bên cạnh đó cịn có một số hạn chế:
Việc tổ chức tiếp cơng dân theo mơ hình tập trung tại các nơi có kinh tế - xã hội phát triển, trình độ hiểu biết dân trí cao là rất phù hợp, nhưng lại là hạn chế đối với những địa phương khu vực miền núi vùng sâu, vùng xa nơi có đa số đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, vì điều kiện đi lại khó khăn. Do vậy cơng dân khu vực miền núi vùng sâu, vùng xa rất khó thực hiện quyền khiếu nại của mình.
Cán bộ làm cơng tác tiếp công dân đối với cấp huyện, xã thường là kiêm nhiệm, kinh nghiệm tiếp cơng dân chưa nhiều, trình độ hiểu biết pháp luật cịn hạn chế, là những người khơng có thẩm quyền giải quyết trực tiếp, chỉ ghi nhận ý kiến vào sổ, sau đó trình người có thẩm quyền xử lý... do vậy làm chậm thời gian trong quá trình xử lý, giải quyết vụ việc. Cơ sở vật chất nơi tiếp công dân tuy đã phần nào được đáp ứng nhưng cịn chưa đầy đủ nên gây khó khăn trong quá trình tác nghiệp.
Trong cơng tác giải quyết khiếu nại ở một số đơn vị, địa phương chưa được quan tâm đúng mức, đơi khi cịn vi phạm về thời hạn giải quyết; khi giải quyết khiếu nại lần đầu không tổ chức đối thoại trực tiếp với người khiếu nại; nhiều quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật nhưng không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời.
Công tác hịa giải trong giải quyết khiếu nại khơng được thực hiện tốt, vì vậy trong 4 năm, khơng có vụ khiếu nại nào được hịa giải kể từ khi thụ lý đơn để xác minh giải quyết.
Việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố đối với tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân chưa làm được thường xuyên.