Luật Đất đai năm 2003 ra đời vào thời điểm Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 chưa được sửa đổi, bổ sung. Sau khi sửa đổi Luật Khiếu nại, tố cáo (vào các năm 2004 và 2005) và Luật Khiếu nại năm 2011 ra đời, nhiều quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại về đất đai trong Luật Đất đai đã trở thành lạc hậu, có các quy định không thống nhất trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Cụ thể như sau:
- Về quy định liên quan đến “quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng” Điểm a, Khoản 2, Điều 138 Luật Đất đai năm 2003 lại quy định:
Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tịa án nhân dân hoặc tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương. Trong trường hợp khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì quyết định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng [14]. Quy định này làm hạn chế quyền khởi kiện ra Tòa án nhân dân của người khiếu nại. Trong khi đó theo quy định của Luật Khiếu nại hiện hành thì khơng cịn tồn tại khái niệm “giải quyết khiếu nại cuối cùng”, khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại dù là quyết định giải quyết lần nào, người khởi kiện đều được quyền khởi kiện ra Tòa. Đây là quy định mới, rộng mở hơn để người dân có thể yêu cầu cơ quan tư pháp đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Về khiếu nại đối với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai thì sau khi Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh ra quyết định giải quyết tranh chấp, mà đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh (đối với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện), khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường (đối với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp tỉnh). Các quyết định giải quyết khiếu nại này là quyết định cuối cùng. Như vậy, mặc dù quyết định giải quyết tranh chấp đất đai cũng là quyết định hành chính, nhưng việc khiếu nại chỉ được thực hiện một lần và khơng có cơ chế khởi kiện ra Tòa án nhân dân.
- Về thời hiệu khiếu nại
Luật Khiếu nại quy định thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính. Tuy nhiên, Điểm b, Khoản 2, Điều 138, Luật Đất đai năm 2003 lại quy định thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính về quản lý đất đai là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính đó.
Như vậy, Luật Khiếu nại mở rộng quyền khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân trước các quyết định hành chính, hành vi hành
chính của cơ quan cơng quyền. Tuy nhiên, những quy định như trên của Luật Đất đai năm 2003 lại hạn chế quyền này của người khiếu nại. Chính điều này đã gây khơng ít khó khăn trong việc xử lý đơn khiếu nại, xác định thẩm quyền, thời hiệu khiếu nại.
2.2. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾTKHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở THÀNH