Nhóm giải pháp về nhận thức

Một phần của tài liệu Chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố hà nội những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79 - 84)

- Nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại nói riêng của người dân.

Trước hết, cần phải chuyển tải tới mọi tầng lớp nhân dân hiểu được vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội. Pháp luật là phương tiện không thể thiếu cho sự tồn tại và ổn định của xã hội, pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, pháp luật là một trong những yếu tố đảm bảo và bảo vệ sự ổn định trật tự của xã hội. Một mặt, pháp luật ghi nhận và thể chế hóa quyền con người, quyền công dân và đảm bảo về mặt pháp lý cho các quyền đó được thực hiện. Mặt khác, pháp luật trở thành phương tiện để các thành viên của xã hội có điều kiện bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.

Đất đai là tài ngun quốc gia vơ cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, đất đai được tạo lập bởi bao công sức, xương máu của nhiều thế hệ con người Việt Nam. Việc thực hiện nghiêm quy định của pháp luật đất đai chính là bảo vệ đất đai, sử dụng đất có hiệu quả và hạn chế rất nhiều khiếu kiện phát sinh trong lĩnh vực đất đai.

Trong những năm qua, Luật Đất đai năm 2003, và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đã thực sự trở thành cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội có liên quan đến đất đai. Trên cơ sở đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã xác định được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc quản lý và sử dụng đất đai và thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đó, đất đai đã trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của người dân. Tuy nhiên trong thực tế nhiều người dân cịn chưa quan tâm tìm hiểu pháp luật đất đai, pháp luật về khiếu nại. Những hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế, hiểu theo quan niệm cũ, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhiều người sử dụng đất là theo thói quen, đến khi phát sinh quan hệ pháp luật thì đó là những ngun nhân chính của những khiếu kiện về đất đai, tranh chấp đất đai. Chỉ khi người dân nắm bắt được các quy định của pháp luật, thì họ mới hiểu rõ việc làm đúng, làm chưa đúng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà

nước trong lĩnh vực đất đai. Khi đó cơng dân sẽ nhận thức được việc có nên khiếu nại hay khơng và khiếu nại về vấn đề gì là có cơ sở, có căn cứ; họ sẽ thực hiện khiếu nại đúng cấp có thẩm quyền; sẽ có lập trường quan điểm của họ, làm hạn chế sự ảnh hưởng, lôi kéo, xúi giục khiếu kiện đơng người.

Vì vậy, tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại là biện pháp căn bản và để làm hạn chế khiếu nại phát sinh trong lĩnh vực đất đai và cũng là biện pháp căn bản để nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố. Để thực hiện tốt nội dung này, theo tôi cần ưu tiên thực hiện những công việc cụ thể trong thời gian tới như sau:

+ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai, với cách thức tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm: Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Dự án đã đăng ký đầu tư hoặc ưu tiên đăng ký đầu tư tại địa bàn dân cư nào, thì tập trung tuyên truyền những vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc triển khai thực hiện Kế hoạch sử dụng đất đó, ví dụ như về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng hiện hành, quyền chuyển nhượng, quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào Dự án, chính sách chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, hỗ trợ việc làm… Đẩy mạnh việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai và pháp luật khiếu nại với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như như phát tờ rơi, tờ gấp, phát những bản tin ngắn tuyên truyền dưới dạng hỏi đáp pháp luật, xây dựng các tiểu phẩm nêu nên các tình huống cụ thể trong lĩnh vực quản lý đất đai, lĩnh vực khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai. Đặc biệt có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân đối với việc Luật Đất đai đang trong chương trình sửa đổi như lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai, bàn về những vấn đề “nóng” đang được đưa lên bàn nghị sự trong quá trình soạn thảo…

+ Tạo ra cơ chế chính sách thích hợp, để nhân dân nêu cao tinh thần làm chủ tập thể của mình, biểu hiện trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất là việc người dân được tham gia đóng góp ý kiến sâu hơn, rộng hơn trong việc xây dựng Quy hoạch sử dụng đất sử dụng đất, Kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm (hiện nay nhân dân đang tham gia xây dựng Quy hoạch sử dụng đất, Kế hoạch sử dụng đất gián tiếp, thơng qua người đại biểu của mình là các ủy viên HĐND các cấp). Qua đó nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, giám sát việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng và cơng tác quản lý sử dụng đất của chính quyền cơ sở.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại.

Hơn ai hết, người cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại phải là người hiểu thấu đáo những quy phạm pháp luật và hiểu sâu sắc “tinh thần” pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại. Hiểu để áp dụng pháp luật trong cơng tác của mình, để tun truyền phổ biến cho người thân, gia đình và người dân khi có điều kiện tiếp xúc.

Cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại phải nhận thức đầy đủ thẩm quyền của mình trong từng cơng việc chun mơn, trong đó đặc biệt là nghĩa vụ phục vụ nhân dân của người cán bộ, công chức hưởng lương Nhà nước. Phải nhận thức việc khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân; thông qua khiếu nại, người dân đề nghị giải quyết quyền lợi của họ bị xâm phạm và mặt khác, là hình thức dân tham gia vào quản lý xã hội. Khi giải quyết khiếu nại của công dân, cán bộ, công chức vừa phải là người hiểu biết pháp luật có liên quan, vừa phải “thấu hiểu” cả tâm tư, nguyện vọng của họ và nhiều khi phải tự đặt mình ở cương vị của người dân đi khiếu nại về đất đai mới thực sự thấu hiểu, để từ đó giải quyết khiếu nại thấu lý và đạt chất lượng, hiệu quả.

Để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, cần phải có những giải pháp chính sau đây:

+ Tổ chức tập huấn pháp luật đất đai, pháp luật khiếu nại đối với cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai, công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại. Phương pháp tập huấn đa dạng đan sen các hình thức như hội thảo, xem phóng sự, băng hình, trao đổi kinh nghiệm thực tế đã diễn ra ở nhiều địa phương. Ngoài việc tập huấn về nghiệp vụ chuyên mơn, cịn phải tập huấn đào tạo kỹ năng trong tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại. Có biện pháp quản lý có chất lượng đối với lớp tập huấn, kiểm tra thu hoạch kết quả nghiêm túc, đảm bảo hiệu quả.

+ Thực hiện việc luân chuyển cán bộ chuyên môn trong từng giai đoạn (đặc biệt là cán bộ địa chính cấp xã, phường, thị trấn), để khai thác hiệu quả khả năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng của từng cán bộ chuyên môn trong việc giải quyết những vấn đề tồn tại, trong việc hoàn thiện hồ sơ tài liệu về quản lý đất đai (đặc biệt đối với cán bộ có trình độ ứng dụng tin học trong tác nghiệp chuyên môn); tạo ra những mặt bằng mới cao hơn trong công tác quản lý đất đai, giải quyết khiếu nại về đất đai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ; để có điều kiện học hỏi trao đổi nhiều kinh nghiệm hay, làm giầu thêm kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho công tác quản lý đất đai và trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai.

- Nâng cao nhận thức của người làm chính sách về đất đai, chính sách về giải quyết khiếu nại.

Việc xây dựng chính sách pháp luật làm định hướng cho cơng tác quản lý xã hội là vô cùng quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng không kém là xây dựng chính sách thế nào để khi áp dụng vào thực tiễn không vướng mắc, không mâu thuẫn, chồng chéo, không gây bức xúc trong xã hội và dễ thực hiện. Trong điều kiện phát triển kinh tế, xã hội và thông tin liên lạc như hiện

nay, một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, có hiệu lực thi hành sẽ tác động ảnh hưởng rất nhanh đến nhóm đối tượng mà nó điều chỉnh. Với tính nhạy cảm cao như vậy, địi hỏi người làm chính sách phải nhận thức đầy đủ về trách nhiệm cũng như tầm quan trọng trong việc làm của mình. Khi xây dựng hay sửa đổi một văn bản quy phạm pháp luật, người làm chính sách cần thấm nhuần tinh thần xây dựng, mục đích, yêu cầu, tính cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý của văn bản đó; các điều khoản phải rõ ràng, dễ hiểu và bao hàm trong đó các quy phạm pháp luật để điều chỉnh phạm vi đối tượng cụ thể với không gian và thời gian rõ ràng. Đảm bảo các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể hiểu và thực hiện một cách dễ dàng, thuận tiện, tránh trường hợp cùng một nội dung nhưng lại được quy định bởi nhiều văn bản khác nhau, thậm chí hàm chứa những quy phạm khơng đồng nhất, làm mất nhiều thời gian tra cứu và khó khăn trong triển khai thực hiện.

Như vậy, yêu cầu đòi hỏi đối với người làm chính sách về đất đai, chính sách về giải quyết khiếu nại, phải là người có trình độ lý luận về lĩnh vực đất đai, khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai, có trình độ quản lý nhất định, có kiến thức kinh nghiệm thực tiễn. Có như vậy thì chất lượng văn bản ban hành sẽ cao.

Một phần của tài liệu Chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố hà nội những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w