ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố hà nội những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 62 - 67)

2.3.1. Ưu điểm

- Công tác lãnh đạo trong tiếp công dân và giải quyết khiếu nại của công dân trong lĩnh vực đất đai được Lãnh đạo các cấp, các ngành của Thành phố quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và sâu sát. Hàng tháng Lãnh đạo UBND Thành phố đã bố trí lịch và tổ chức tiếp công dân định kỳ, Lãnh đạo Thành

phố đã tập trung chỉ đạo tăng cường thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại; UBND Thành phố đã chủ động ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai để triển khai kịp thời các đạo luật, đề ra nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương cho việc giải quyết khiếu nại về đất đai, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện, xây dựng Đề án Ban tiếp dân của UBND Thành phố.

Những giải pháp đồng bộ, kịp thời của UBND Thành phố về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại về đất đai làm cho hoạt động này ngày càng đi vào nề nếp, tạo chuyển biến tốt từ cơ sở đến Thành phố, giúp Thành phố giải quyết được một khối lượng lớn các vụ khiếu nại về đất đai, đặc biệt các vụ khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài, nên tỷ lệ và chất lượng giải quyết đơn thư khiếu nại về đất đai của Thành phố đạt hơn 90%. Nhiều vụ việc liên quan đến tôn giáo, các vụ khiếu nại đông người ở các địa phương có dự án thu hồi đất được giải quyết cơ bản góp phần ổn định chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã hội. Tình trạng cơng dân tập trung khiếu kiện đông người tại Thành ủy, UBND Thành phố nhất là tại các kỳ họp HĐND Thành phố đã giảm. Các vụ khiếu nại đông người, phức tạp đã được tập trung giải quyết kịp thời, đảm bảo đúng quy trình, khách quan, chính xác nên đã góp phần hạn chế phát sinh khiếu kiện mới.

- Tính dân chủ trong việc giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước ở Hà Nội ln được chú trọng thực hiện. Lãnh đạo UBND Thành phố và lãnh đạo UBND các quận, huyện, thị xã đã bố trí thời gian nhiều hơn cho cơng tác đối thoại trong q trình giải quyết khiếu nại trước khi quyết định giải quyết. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan tham mưu trong việc chuẩn bị và cơng khai trình tự thủ tục đối thoại trước khi đi vào đối thoại, để cuộc đối thoại có chất lượng, hiệu quả. Số lượng các vụ việc giải quyết khiếu nại có sự tham gia luật sư ngày càng nhiều, sự tham gia của luật

sư đã tạo điều kiện thuận lợi trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại với việc bình đẳng trong nghiên cứu và đánh giá chứng cứ của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại và các bên liên quan.

- Việc giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn Thành phố được tiến hành theo trình tự giải quyết khiếu nại do cơ quan có thẩm quyền ban hành, công khai trên các trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin của địa phương và niêm yết tại trụ sở tiếp dân của các cấp, các ngành, cơ quan đơn vị. Đây là việc cụ thể hóa thủ tục trình tự giải quyết khiếu nại của Luật Khiếu nại và các văn bản pháp luật có liên quan. Đáp ứng u cầu cơng khai, minh bạch, dễ tiếp cận và dễ thực hiện của quy trình giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời giúp người khiếu nại chủ động trong việc làm của mình, hạn chế việc người dân tìm hiểu thơng tin ở những kênh khơng chính thức, dễ bị bóp méo thơng tin, bị lơi kéo, kích động dẫn đến khiếu kiện đơng người, phức tạp.

- Các cấp chính quyền và các cơ quan ban ngành, đoàn thể trên địa bàn Thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật của Nhà nước ở cơ sở, nhằm tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức pháp luật của cán bộ và nhân dân. Thực hiện Đề án số 03/TTCP của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006- 2010” [22] Thành phố đã tổ chức triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật khiếu nại phong phú, đa dạng và gắn liền với công việc chuyên môn của đơn vị như: Tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp qua tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi, tọa đàm, phát hành các tờ gấp, sách, in trên đĩa CD, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền thanh, truyền hình địa phương.

- Cơng tác hịa giải tại cơ sở được chính quyền cấp cơ sở chú trọng và ngày càng được quan tâm, hịa giải khơng phải để đối phó, cho xong trình tự, mà đã được khai thác và phát huy hiệu quả, nhờ đó đã làm chấm dứt rất nhiều đơn thư khiếu kiện ngay từ cơ sở. Không những thế, nhiều vụ việc phức tạp, kéo dài, liên quan đến tôn giáo, khiếu nại đơng người ở các địa phương có dự án thu hồi đất đã giải quyết cơ bản, mang lại hiệu quả cao.

- Thông qua công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại về đất đai và công tác quản lý đất đai, đã phát hiện nhiều vấn đề cịn tồn tại trong chính sách pháp luật về đất đai cần phải ban hành các văn bản tháo gỡ hoặc xin ý kiến cấp trung ương tháo gỡ, đặc biệt đối với việc triển khai thực hiện các dự án lớn có thu hồi đất của cơng dân. Cũng thông qua công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại về đất đai, đã phát hiện kịp thời những tiêu cực, những vi phạm trong công tác của cán bộ cấp cơ sở làm công tác chuyên môn nghiệp vụ, để ngăn chặn và xử lý kịp thời, góp phần củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền; ổn định an ninh, trật tự, phát triển kinh tế- xã hội.

Nguyên nhân của những ưu điểm nêu trên được khai quát như sau:

- Sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền trên tồn Thành phố một cách sát sao, quyết liệt.

- Lãnh đạo các cấp các ngành (đặc biệt của người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết) tăng cường đối thoại (đặc biệt với các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài), để phát huy quyền dân chủ của nhân dân, chống căn bệnh quan liêu, xa dân.

- Thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đến tuyên truyền vận động, giáo dục phổ biến pháp luật, kiện tồn tổ chức tiếp cơng dân ở tất cả các cấp, các ngành, chú trọng và phát huy vai trị của cơng tác hịa giải ở cơ sở.

- Hoạt động giải quyết tuân thủ nghiêm các trình tự thủ tục luật định, được cụ thể hóa trong Bộ thủ tục hành chính ở từng cấp, từng ngành chức

năng và công khai niêm yết để đảm bảo thực hiện một cách thống nhất, có sự giám sát của nhân dân.

- Khai thác và phát huy có hiệu quả vài trị của các tổ chức chính trị- xã hội, tranh thủ được những ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, cơ quan trung ương.

2.3.2. Hạn chế

- Trong công tác tiếp dân và xử lý đơn thư:

+ Việc tiếp công dân ở một số đơn vị cấp cơ sở cịn mang tính hình thức, kém hiệu quả, chưa gắn với công tác giải quyết khiếu nại của công dân, một số UBND quận, huyện chưa nghiêm túc thực hiện quy định về tiếp dân thường xuyên của Lãnh đạo, khiến người dân phải đi lại nhiều lần gây tâm lý bức xúc.

+ Cơng tác bố trí cán bộ và tổ chức tiếp dân bị xem nhẹ, nên đã khơng phát huy được vai trị, hiệu quả của tiếp dân.

+ Trong cơng tác xử lý đơn, cịn tồn tại việc nhầm lẫn trong việc phân loại đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh, nhầm lẫn trong phân biệt thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa cơ quan hành chính và cơ quan Tịa án.

- Trong cơng tác giải quyết khiếu nại:

+ Chất lượng đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại cịn hạn chế, có nơi giao cho cán bộ thanh tra hoặc cán bộ thụ lý thực hiện việc đối thoại với cơng dân, đối thoại cho gọi là có. Nên khơng đi được vào bản chất của vấn đề, thậm chí có những vụ việc chưa tổ chức đối thoại với công dân khi giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật;

+ Việc thực hiện quy trình giải quyết ở nhiều nơi cịn chưa tuân thủ các quy định về trình tự. Nhiều vụ việc cán bộ tiến hành thẩm tra, xác minh nội dung khiếu nại theo phiếu giao việc, khơng có quyết định thành lập Đồn Thanh tra, hay tổ cơng tác.

+ Tình trạng quá hạn trong giải quyết khiếu nại về đất đai khá phổ biến, trong đó do cơng tác thẩm tra, xác minh kéo dài vượt thời hạn là chủ yếu.

Chất lượng giải quyết vụ việc của một số đơn vị còn chưa cao, còn hiện tượng giải quyết cho xong thẩm quyền, do vậy vụ việc lại bị công dân tiếp tục khiếu nại lên cấp trên, khiếu nại có tính bức xúc, khiếu nại vượt cấp.

+ Công tác thông tin, báo cáo và quản lý, lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại còn nhiều hạn chế.

- Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật còn chậm và hạn chế, thiếu triệt để. Từ đó dẫn đến việc người khiếu nại tiếp tục gửi đơn với thái độ bức xúc, hoặc quay sang tố cáo chính quyền cơ sở cố tình bao che sai phạm, làm giảm lòng tin của người dân vào bộ máy chính quyền và lại phát sinh vụ việc mới.

- Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với các cấp, các ngành trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại chưa được thực hiện thường xuyên và nhiều khi có thực hiện nhưng mang tính hình thức, tâm lý nể nang nên kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Chất lượng giải quyết khiếu nại về đất đai của cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố hà nội những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w