Yêu cầu phát huy quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân khi tham gia giám sát hoạt động của các

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam hiện nay (Trang 86 - 88)

của nhân dân khi tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nớc

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ : “tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nớc ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; Nhà nớc tơn trọng và bảo đảm các quyền con ngời, quyền công dân. Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt động của Nhà nớc, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện”. [7] Pháp luật Việt Nam luôn ghi nhận và bảo đảm quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thơng qua hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp. Khiếu nại, tố cáo là một trong những hình thức thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân. Do vậy, thực hiện và bảo đảm quyền khiếu nại,

tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nớc và công dân, thể hiện sự phát triển của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và là biểu hiện của chế độ chính trị của Nhà nớc. Khiếu nại, tố cáo không những là công cụ, phơng tiện pháp lý hữu hiệu để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của Nhà nớc khi bị xâm phạm, mà còn là một trong những phơng thức quan trọng để công dân tham gia quản lý nhà nớc. Thông qua khiếu nại, tố cáo, Nhà n- ớc kiểm tra đợc tính đúng đắn, phù hợp và khả thi của chính sách, pháp luật do mình ban hành, đồng thời kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân thông qua việc đánh giá tính hợp pháp của các quyết định, hành vi quản lý, qua đó giúp Nhà nớc hồn thiện cơ chế quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời nhằm khơi phục các quyền, lợi ích của cơng dân bị quyết định, hành vi mang quyền lực xâm phạm.

Mục đích của Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa là bảo đảm và phát triển quyền công dân, quyền con ngời, là xây dựng một xã hội trong đó con ngời đợc phát triển, tự do, dân chủ, công bằng và văn minh. Các văn kiện của Đảng cũng đã đặt ra nhiệm vụ phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cơng, tăng cờng pháp chế; thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở; chăm lo cho con ngời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi ngời; giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân, đặc biệt là những khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, bởi nó liên quan trực tiếp đến con ngời và quyền con ngời.

Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân không chỉ là việc ghi nhận nó trong hệ thống pháp luật, mà cần phải có cơ chế hữu hiệu để các cơ quan nhà nớc giải quyết một cách có hiệu quả khiếu nại, tố cáo. Do đó, bảo đảm giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nớc, trong đó có Viện kiểm sát nhân dân là một yêu cầu cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự của viện kiểm sát nhân dân ở việt nam hiện nay (Trang 86 - 88)

w