Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Biển đông được coi là con đường chiến lượcvề giao lưu và thương mại quốc tế giữa ấn độ dương và thái bình dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra thái bình dương và ấn độ dương qua các eo biểnm, biển đông (trong đó có vùng biển việt nam) có vị trí đại l (Trang 25 - 26)

Nguồn nhân lực vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế, xã hội. Tăng năng suất lao động, tạo ra giá trị cho sản phẩm hàng hoá. Do vậy, nguồn nhân lực có ảnh hưởng rất lớn đến q trình tăng trưởng và phát triển kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng. Ở nước ta có lợi thế nguồn nhân lực dồi dào ven biển là một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định kết quả khai thác

tiềm năng nguồn lợi biển, vùng ven biển. Vùng ven biển Việt Nam gồm 29 tỉnh, thành phố gồm 124 huyện, thị xã với 612 xã, phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo), dân cư tập trung khá đông đúc với khoảng 25 triệu người, bằng gần 31% dân số cả nước và khoảng hơn 13 triệu lao động (năm 2005). Dự báo đến năm 2010, dân số vùng ven biển khoảng gần 27 triệu người, trong đó lao động gần 18 triệu người, năm 2020 dân số khoảng trên 30 triệu người, trong đó lao động khoảng 19 triệu người [1, tr.45]. Tuy dân số vùng ven biển chiếm khoảng 1/3 dân số cả nước, nhưng chỉ có gần 40% số này sống nhờ vào hoạt động kinh tế liên quan trực tiếp đến biển [1, tr.52]. Điều này cho chúng ta thấy tuy nguồn nhân lực ở vùng ven biển nước ta số lượng thì đơng nhưng chất lượng thì cịn hạn chế, trình độ học vấn rất thấp . Nhất là các tỉnh ven biển miền trung do thiên tai, bão lũ thường xuyên xảy ra. Từ đó, đã ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, điều kiện để nuôi con, em ăn học gặp rất nhiều khó khăn. Dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực kém. Đối với ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, lao động chủ yếu là từ kinh nghiệm, cha truyền con nối, ít được đào tạo. Do vậy, năng suất, hiệu quả kinh tế không cao. Phần nào ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội nói chung, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế biển nói riêng.

Một phần của tài liệu Biển đông được coi là con đường chiến lượcvề giao lưu và thương mại quốc tế giữa ấn độ dương và thái bình dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra thái bình dương và ấn độ dương qua các eo biểnm, biển đông (trong đó có vùng biển việt nam) có vị trí đại l (Trang 25 - 26)