2000 2005 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng b/q (%)
3.1.1. Dự báo về kinh tế biển ở Kiên Giang đến năm
Những năm tới đây tình hình thế giới và khu vực có thể diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá ta trên các mặt kinh tế-xã hội cũng như an ninh-quốc phòng. Nước ta là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), là thời cơ lẫn khó khăn, thách thức cho đất nước ta trong giai đoạn mới. Đặc biệt, tỉnh Kiên Giang thuộc khu vực biển Tây là khu vực năng động có tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế và khu vực như hiện nay thì kinh tế biển ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc tạo năng lực cạnh tranh của quốc gia và của các ngành cơng nghiệp. Vì thế, phát triển kinh tế biển ở Kiên Giang phải đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Phải chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực của kinh tế biển. Vấn đề quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở tỉnh Kiên Giang vừa chứa đựng yếu tố quốc gia, vừa chứa đựng yếu tố khu vực và quốc tế. Nghĩa là, phải tạo ra được một sự phát triển kinh tế biển trên vùng biển quốc gia, đồng thời phải hỗ trợ khả năng hội nhập quốc tế phù hợp chủ trương đa phương hố, đa dạng hóa trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Cần phải có chính sách thơng thống để thu hút đầu tư cơng nghệ cao, hiện đại từ các tập đồn kinh tế biển quốc tế. Tỉnh Kiên Giang cần nghiên cứu và đưa ra các giải pháp hợp tác hiệu quả với các quốc gia nhằm phục vụ cho việc khai thác các
tiềm năng biển, phát triển kinh tế, góp phần sớm đưa nước ta trở thành một quốc gia giàu vì biển, mạnh vì biển.
Đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng quanh Vịnh Thái Lan để giải quyết tranh chấp về biển, xác lập các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam tại Vịnh Thái Lan. Xây dựng cơ chế đàm phán hợp tác với Campuchia, trên vùng nước lịch sử hai nước bảo đảm ổn định, phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai nước làm ăn, phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ba nước Việt Nam, Malaysia và Thái Lan tạo sự ổn định cho phát triển. Hợp tác với các nước này trong điều tra, nghiên cứu ngư trường, khai thác, quản lý, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Nhanh chóng thỏa thuận ký kết Hiệp định nghề cá với các nước quanh Vịnh Thái Lan để mở rộng khai thác ở các vùng biển nước ngoài. Tiếp tục phối hợp với các quốc gia liên quan thực hiện thỏa thuận đã đạt được trong lĩnh vực thăm dị, khai thác dầu khí ở các vùng biển chồng lấn. Mở rộng hợp tác với các công ty dầu khí lớn trên thế giới để phát triển thăm dị và khai thác dầu khí tại các lơ biển của tỉnh Kiên Giang theo hình thức phân chia sản phẩm. Tăng cường hợp tác với bên ngoài để phát triển du lịch biển - đảo, nhất là phát triển Khu du lịch sinh thái cao cấp đảo Phú Quốc nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch cao cấp, chất lượng cao trong khu vực Đông Nam Á. Đẩy mạnh hợp tác với các nước quanh Vịnh Thái Lan trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và phát triển du lịch. Xây dựng các tuyến du lịch quốc tế giữa các nước và các tuyến du lịch vòng quanh Vịnh Thái Lan nối liền các nước trong khu vực.
Đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác khác như quản lý và bảo vệ môi trường biển, tìm kiếm cứu nạn, cảnh báo thiên tai, bảo đảm an toàn, an ninh trên biển… Phát triển hợp tác với các nước quanh Vịnh Thái Lan trong xây dựng kết cấu hạ tầng (nhất là trục giao thông ven biển nối với các nước), thương
mại, tài chính, ngân hàng, vận tải biển, bưu chính, viễn thơng, văn hóa, giáo dục… để phát triển nhanh, đồng thời góp phần củng cố phát triển mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa tỉnh Kiên Giang nói riêng và Việt Nam nói chung với các nước trong Vịnh Thái Lan [17].
Tỉnh Kiên Giang có tiềm năng kinh tế biển, hải đảo và ven biển rất phong phú, gồm 9 huyện, thị, thành phố là Phú Quốc, Kiên Hải và phần ven biển của các huyện An Minh, An Biên, Châu Thành, Rạch Giá, Hòn Đất, Kiên Lương và Hà Tiên; có khả năng phát triển mạnh các ngành thủy sản, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đóng tàu; là cửa ngõ giao thương kinh tế trong và ngoài nước, với hai khu kinh tế cửa khẩu Dương Đông-Hà Tiên và nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng là lợi thế lớn về thương mại-dịch vụ-du lịch. Chính phủ đã xác định Kiên Giang là địa bàn trọng điểm về bảo vệ an ninh biên giới vùng biển, là một trong năm vùng trọng điểm du lịch. Đặc biệt đảo Phú Quốc được định hướng phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái và trung tâm giao thương quốc tế. Kiên Giang thực sự đang thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dự báo từ nay đến năm 2020, sẽ có nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư vào địa bàn tỉnh, nhất là đối với đảo Phú Quốc, Kiên Lương, Châu Thành, Hà Tiên, Rạch Giá… trong đó sẽ có một số nhà đầu tư lớn đầu tư vào đảo Phú Quốc và huyện Kiên Lương.
Tuy nhiên, với điểm xuất phát thấp của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng chưa hồn chỉnh, trình độ khoa học-cơng nghệ thấp so với một số tỉnh, thành trong vùng, chất lượng cuộc sống một bộ phận dân cư còn hạn chế, mặt bằng dân trí chậm được nâng lên, nguồn nhân lực phục vụ cho kinh tế biển cịn thiếu và yếu... đó là những khó khăn, thách thức lớn địi hỏi phải được tập trung khắc phục mới có thể đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế biển của tỉnh ta theo hướng cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa và thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa X.