Về tài nguyên con ngườ

Một phần của tài liệu Biển đông được coi là con đường chiến lượcvề giao lưu và thương mại quốc tế giữa ấn độ dương và thái bình dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra thái bình dương và ấn độ dương qua các eo biểnm, biển đông (trong đó có vùng biển việt nam) có vị trí đại l (Trang 47 - 50)

Con người ở Kiên Giang là một nguồn lực rất lớn, quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua cũng như trong thời thời kỳ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập với thế giới.

Dân số tồn tỉnh đến năm 2009 có 1.688,2 ngàn người, chiếm gần 9,7% dân số toàn vùng ĐBSCL, đứng thứ hai sau An Giang: 2.231 ngàn người. Đến năm 2010 đạt 1.707,9 ngàn người. Trong đó, trình độ chun mơn: sơ cấp: 10.748 người; trung cấp: 14.623 người, chiếm; cao đẳng và đại học: 19.800 người; trên Đại học: 496 người. Chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học thực hiện vào cuối năm 1999, đến nay tỉnh Kiên Giang khơng cịn người mù chữ; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 14,02% năm 2005 xuống còn 4,5% năm 2010. Dự báo đến năm 2015, đạt 1.825,0 ngàn người; năm 2020 đạt 1.976,0 ngàn người.

Dân số thành thị có khoảng 455,02 ngàn người, chiếm khoảng gần 26,9% dân số. Đến năm 2010 tỷ lệ dân số đơ thị có khoảng 460 ngàn người, chiếm 26,9% dân số. Dự báo đến 2015 có khoảng 732,5 ngàn người sống ở đô thị,

chiếm 40,1% tổng dân số. Dự báo đến 2020 có 900,0 ngàn người sống ở đơ thị, chiếm 45,5% tổng dân số.

Lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân có 875,6 ngàn người vào năm 2009, chiếm 51,9% tổng dân số. Đến năm 2010 có 916,95 ngàn người, chiếm 53,7% dân số. Dự báo đến 2015 có khoảng 987,4 ngàn lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân, chiếm 54,1% dân số; đến 2020, có khoảng 1.054,8 ngàn lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân, chiếm 53,9% dân số.

Lao động làm việc trong khu vực nơng nghiệp năm 2009 có 493,7 ngàn người chiếm 56,4% lao động tồn xã hội; lao động trong khu vực cơng nghiệp có 106,7 ngàn người chiếm 12,2% tổng lao động tồn xã hội; lao động làm việc trong khu vực dịch vụ có 275,2 ngàn người, chiếm 31,4% tổng lực lượng lao động xã hội.

Thực hiện đến năm 2010 có 556,95 ngàn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, chiếm 60,73% tổng lao động xã hội; lao động làm việc trong khu vực cơng nghiệp có 110,0 ngàn người, chiếm 12,0% lao động tồn xã hội; lao động dịch vụ có 250,0 ngàn người, chiếm 27,26% tổng lực lượng lao động xã hội.

Dự báo đến 2015, có 480,3 ngàn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, chiếm 48,6% tổng lao động xã hội; lao động làm việc trong khu vực cơng nghiệp có 185,4 ngàn người, chiếm 18,8% lao động tồn xã hội; lao động làm việc trong khu vực dịch vụ có 322,0 ngàn người, chiếm 32,6% tổng lực lượng lao động xã hội.

Dự báo đến 2020, có 398,0 ngàn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, chiếm 37,7% tổng lao động xã hội; lao động làm việc trong khu vực cơng nghiệp có 236,8 ngàn người, chiếm 22,4% lao động toàn xã hội; lao động làm việc trong khu vực dịch vụ có 420,0 ngàn người, chiếm 39,8% tổng lực lượng lao động xã hội.

Lao động qua đào tạo chiếm 19,6% lực lượng lao động vào năm 2007, trong đó có 13,1% lao động đã đào tạo nghề. Thực hiện đến năm 2010 lao động qua đào tạo chiếm 30,0%; trong đó có 23,0% đào tạo nghề. Dự báo đến 2015 có 52,0% lao động qua đào tạo; trong đó có 43,0% lao động qua đào tạo nghề. Dự báo đến đến 2020 có 66,0% lao động qua đào tạo; trong đó có 58,0% lao động qua đào tạo nghề.

2.1.2. Khó khăn

Là tỉnh nằm ở cực Tây - Nam vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cách xa các đô thị lớn trong Vùng và thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế - văn hóa, khoa học - kỹ thuật, lớn nhất cả nước nên có phần hạn chế về khả năng tiếp nhận sự lan tỏa của các đô thị phát triển.

Nằm ở xa trung tâm, trong điều kiện hệ thống hạ tầng của Vùng Đồng bằng sơng Cửu Long cịn chưa phát triển mạnh và đồng bộ; hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển các ngành kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân, do đó đã hạn chế sự kết nối trong nội bộ tỉnh với các trung tâm bên ngồi Tỉnh.

Khí hậu diễn biến bất thường, làm cho thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, đã tác động đến hệ sinh thái, mơi trường biển vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống cộng đồng cư dân ven biển. Thời tiết nắng nóng, làm cho nhiệt độ tăng cao làm nhiều lồi sinh vật, trong đó các lồi thuỷ hải sản chết hàng loạt gây thiệt hại cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản. Mặt khác, nhiều nông dân đã tham gia vào khai thác hải sản dẫn đến số lượng người tham gia khai thác khu vực ven bờ tăng lên làm cho sản lượng ngày một cạn kiệt; hành vi làm trái pháp luật và nhận thức về pháp luật của đa số ngư dân chưa cao dẫn đến vi phạm về sử dụng thuốc nổ, xung điện để đánh bắt hải sản, làm hủy diệt nguồn tài nguyên, mơi trường sinh thái, trình độ dân trí tham gia vào kinh tế biển chưa nhiều, cuộc sống của cư dân cịn gặp nhiều khó khăn.

Việc thu mua chế biến xuất khẩu của các nhà máy chỉ chiếm 17%, cịn lại tiêu thụ ngồi tỉnh. Chế biến phần lớn là dạng thơ, sản phẩm tinh chế có giá trị cao khơng nhiều dẫn đến kim ngạch xuất khẩu đạt thấp so tiềm năng. Bên cạnh đó cơ cấu kinh tế và chuyển dịch kinh tế còn chậm, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm trong nội bộ ngành kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm chưa tăng nhanh, chưa tạo ra nhiều sản phẩm mang tính chủ lực trong cạnh tranh. Cơ sở hạ tầng phục vụ cuộc sống của nhân dân vẫn chưa hồn thiện, vì vậy tiềm năng lớn nhất là về du lịch vẫn chưa được "đánh thức".

Phát triển các ngành kinh tế biển khác như: công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, cảng biển, phát triển rừng ngập mặn và các hoạt động dịch vụ khai thác liên quan đến biển, ven biển cịn gặp khó khăn và vốn đầu tư cịn ít. Các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu quy mơ cịn nhỏ, cơng nghệ chế tạo và sửa chữa cơ khí chủ yếu sử dụng thủ cơng; giao thông, điện, nước và hạ tầng cơ sở phục vụ cho ngành kinh tế biển còn nhiều hạn chế.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành kinh tế biển thiếu sự ổn định, bị giới hạn bởi hàng hoá của các nước phát triển nên việc xuất khẩu không đều.

Đời sống của một bộ phận nhân dân vùng ven biển cịn gặp nhiều khó khăn; thu nhập, mức sống và trình độ của người dân cịn thấp.

Chưa có cơ chế, chính sách và tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế biển còn thấp. Việc quản lý khai thác biển kém hiệu quả, dẫn đến lãng phí tiềm năng biển.

Một phần của tài liệu Biển đông được coi là con đường chiến lượcvề giao lưu và thương mại quốc tế giữa ấn độ dương và thái bình dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra thái bình dương và ấn độ dương qua các eo biểnm, biển đông (trong đó có vùng biển việt nam) có vị trí đại l (Trang 47 - 50)