Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của Trà Vinh

Một phần của tài liệu Biển đông được coi là con đường chiến lượcvề giao lưu và thương mại quốc tế giữa ấn độ dương và thái bình dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra thái bình dương và ấn độ dương qua các eo biểnm, biển đông (trong đó có vùng biển việt nam) có vị trí đại l (Trang 39 - 41)

Tỉnh Trà Vinh có 65 km bờ biển, nằm giữa sơng Tiền và sông Hậu, thông ra biển Đông bằng cửa Cung Hầu và cửa Định An với nhiều lợi thế về phát triển kinh tế biển. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, tỉnh tập trung phát triển lĩnh vực thủy sản ngày càng vững mạnh, phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp khoảng 60% GDP của tỉnh. Vùng biển Trà Vinh nằm trong vùng biển Tây Nam bộ có nguồn lợi hải sản phong phú với nhiều bãi cá, bãi tôm, bãi mực tự nhiên; bên cạnh đó lại tiếp giáp với vùng biển Đơng - Trường Sa có độ sâu lớn và nhiều loại hải sản có giá trị thương phẩm cao như cá ngừ, cá hồng, cá thu, cá chim... tạo tiềm năng lớn cho phát triển ngành thủy sản tỉnh nhà. Những năm qua, ngành thủy sản của tỉnh liên tục đạt sản lượng cao, tỷ trọng giá trị (GDP) đạt 11,62% năm 2001, tăng lên 17,86% năm 2006, đóng góp giá trị xuất khẩu chiếm 51% năm 2001 và 75% năm 2006 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh. 7 tháng đầu năm 2008, GDP của tỉnh tăng 13,39%, trong đó, lĩnh vực nơng-lâm-thủy sản ước tăng 12,5%. Nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn ven biển tiếp tục phát triển đa dạng như tơm, cá, cua, nghêu, sị huyết... với diện tích ni năm 2001 là 13.600ha, năm 2006 là 38.000ha.

Hiện tại, Trà Vinh có 2 hợp tác xã và 7 tổ hợp tác hùn vốn nuôi nghêu, thu hút hơn 2.000 người tham gia. Niên vụ 2006-2007, các đơn vị này đã thả ni gần 500 tấn nghêu giống trên diện tích khoảng 1.200 ha, thu gần 3.200 tấn nghêu thương phẩm, tăng gần 500 tấn so với vụ trước. Vụ nghêu 2007- 2008, các tổ hợp và hợp tác xã có kế hoạch thả ni diện tích 1.500 ha; đến nay, đã thả ni được 500 tấn nghêu giống trên diện tích gần 1.000 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Duyên Hải và Cầu Ngang. Bên cạnh đó, tỉnh đã đầu tư

xây dựng cảng cá, bến cá phục vụ khai thác biển, xây dựng khu nuôi tôm công nghiệp 200 ha ở xã Long Toàn và huyện Duyên Hải.

Phấn đấu đến năm 2020, Trà Vinh đưa kinh tế biển phát triển mạnh, đóng góp khoảng 60%GDP tồn tỉnh với mục tiêu phát triển mạnh lĩnh vực thủy sản. Về khai thác hải sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tỉnh sẽ chú trọng đầu tư phát triển và hiện đại hóa từng bước đội tàu khai thác hải sản xa bờ, thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư tăng số lượng tàu khai thác ở ngư trường xa bờ và vùng biển quần đảo Trường Sa; hỗ trợ ngư dân làm nghề đáy biển; thực hiện tốt các chính sách miễn giảm thuế và phí, lệ phí đối với tàu khai thác hải sản xa bờ, khuyến khích đầu tư đóng mới hoặc nâng cấp vỏ máy tàu có cơng suất từ 90CV trở lên; tăng cường hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản như thả con giống để tái tạo nguồn lợi, quản lý, khai thác và bảo vệ các khu vực tôm, cá bố mẹ, các bãi giống tự nhiên, thanh tra và xử lý đúng theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm; hình thành các tổ, đội nghiên cứu khai thác biển, tiến tới hình thành trung tâm nghiên cứu về biển.

Về nuôi trồng thủy sản, tỉnh mở rộng trên 50.000 ha đất ven biển và 15.000 ha đất bãi bồi và cồn nổi để nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượng ni, nhằm sử dụng có hiệu quả tiềm năng diện tích ni trồng ở vùng bãi bồi và cồn nổi ven biển, vùng đất rừng, đất nông nghiệp ngập nước khi triều lên; quy hoạch và giao đất bãi bồi, cồn nổi cho hộ dân tham gia tổ hợp tác và hợp tác xã sản xuất, ưu tiên giải quyết cho đối tượng là hộ ngư dân khai thác hải sản ven bờ chuyển nghề và hộ nông nghiệp không đất sản xuất ở các xã ven biển.

Về chế biến thủy - hải sản, tỉnh tiếp tục ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh như tơm sú, cá tra, chế biến nghêu, sị huyết, chế biến tơm khơ xuất khẩu; thực hiện tốt chính sách miễn giảm thuế đối với cơ sở đầu

tư xây dựng mới hoặc cơ sở có đổi mới thiết bị cơng nghệ hiện đại, tạo mọi thuận lợi trong đăng ký và cấp phép hành nghề, thủ tục về quyền sử dụng đất, thủ tục xây dựng cơ bản, tạo môi trường tốt nhất để thu hút được các thành phần kinh tế trong, ngoài tỉnh và nước ngồi đầu tư phát triển cơng nghệp chế biến thủy hải sản xuất khẩu.

Về dịch vụ hậu cần nghề cá, tỉnh chú trọng khai thác và phát huy tốt năng lực hoạt động của các cảng cá Láng Chim, bến cá Định An, khuyến khích đầu tư cơ sở đóng sửa tàu tại các cảng cá, bến cá, xây dựng các trung tâm sản xuất giống thủy sản; đầu tư xây dựng trạm thông tin liên lạc với tàu cá, trạm quan trắc, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới, môi trường nước tại trung tâm vùng ven biển của huyện Duyên Hải.

Song song với phát triển kinh tế biển, Trà Vinh luôn gắn liền với nhiệm vụ tăng cường quốc phịng, an ninh, khai thác có hiệu quả tài nguyên biển trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, nắm vững luật biển, các thơng lệ quốc tế, góp phần giữ hịa bình, hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia trên biển Đông [54].

Một phần của tài liệu Biển đông được coi là con đường chiến lượcvề giao lưu và thương mại quốc tế giữa ấn độ dương và thái bình dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra thái bình dương và ấn độ dương qua các eo biểnm, biển đông (trong đó có vùng biển việt nam) có vị trí đại l (Trang 39 - 41)