Những kinh nghiệm có thể vận dụng vào phát triển kinh tế biển của tỉnh Kiên Giang

Một phần của tài liệu Biển đông được coi là con đường chiến lượcvề giao lưu và thương mại quốc tế giữa ấn độ dương và thái bình dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra thái bình dương và ấn độ dương qua các eo biểnm, biển đông (trong đó có vùng biển việt nam) có vị trí đại l (Trang 41 - 43)

biển của tỉnh Kiên Giang

- Các địa phương có biển đều rất coi trọng phát triển kinh tế biển. Họ thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, quảng bá nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân về vị trí vai trị của kinh tế biển trong nền kinh tế. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường biển, đặc biệt là bảo vệ nguồn lợi thủy sản và chống ô nhiểm để phát triển kinh tế thủy sản bền vững. Tăng cường quảng bá giới thiệu tiềm năng kinh tế biển ở địa phương mình để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, huy động tốt các nguồn vốn cho phát triển kinh tế biển. Kiên Giang có tiềm năng rất lớn về kinh tế biển, muốn khai thác có hiệu quả cần phải có giải pháp tuyên truyền, giáo dục, quảng bá về biển và kinh tế biển của địa phương để thu hút đầu tư và phát triển bền vững.

- Đều căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của địa phương mình để tiến hành quy hoạch phát triển mạnh một số ngành kinh tế biển mà mình có lợi thế như: kinh tế thủy sản, kinh tế du lịch biển - đảo, kinh tế hàng hải, khai thác khoáng sản biển…Trong ngành kinh tế thủy sản, đặc biệt coi trọng chuyển đổi nghề cá theo hướng đánh bắt xa bờ, quy hoạch ni trồng thủy sản ở trình độ cao hơn. Tập trung chuyên sâu vào một số loại sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao như: đánh bắt, chế biến cá ngừ xuất khẩu, nuôi tôm thẻ chân trắng để gia tăng sản lượng chế biến xuất khẩu…

- Để thúc đẩy kinh tế biển phát triển Cà Mau, Quảng Ngãi và Trà Vinh đã chú trọng phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối giữa các vùng ven biển và nội địa.

- Để thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển một số địa phương đã có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, hỗ trợ lãi suất, cải cách thủ tục hành chính... tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, huy động vốn để phát triển kinh tế biển. Giải quyết tốt bài tốn về vốn thơng qua trái phiếu chính phủ và tiết kiệm trong nước để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế biển nhanh và bền vững. Những bài học kinh nghiệm này hồn tồn có thể nghiên cứu và vận dụng cụ thể vào việc phát triển các ngành kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

- Trong quá trình phát triển kinh tế biển các địa phương đều rất coi trọng thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật vào phát triển các ngành kinh tế biển. Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển khoa học - công nghệ biển và ứng dụng rộng rãi công nghệ hiện đại vào quản lý và sản xuất kinh doanh, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ sinh học vào các ngành kinh tế biển. Vì vậy, để khai thác tốt tiềm năng kinh tế biển, Kiên Giang cần phải đẩy mạnh việc thu hút và đào tạo cho được một nguồn nhân lực có chất lượng cao, đồng thời đẩy nhanh việc phát triển khoa học - công nghệ hiện đại, ứng dụng rộng rãi vào quản lý và sản xuất kinh doanh trong kinh tế biển [17].

Chương 2

Một phần của tài liệu Biển đông được coi là con đường chiến lượcvề giao lưu và thương mại quốc tế giữa ấn độ dương và thái bình dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra thái bình dương và ấn độ dương qua các eo biểnm, biển đông (trong đó có vùng biển việt nam) có vị trí đại l (Trang 41 - 43)