Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của tỉnh Quảng Ngã

Một phần của tài liệu Biển đông được coi là con đường chiến lượcvề giao lưu và thương mại quốc tế giữa ấn độ dương và thái bình dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra thái bình dương và ấn độ dương qua các eo biểnm, biển đông (trong đó có vùng biển việt nam) có vị trí đại l (Trang 32 - 35)

Quảng Ngãi có 131 km bờ biển, có vùng đặc quyền kinh tế rộng 60.732 km2, có 6 huyện đảo và ven biển với 47.725 khẩu sinh sống bằng ngư nghiệp, 4 vạn lao động gắn bó với biển. Quảng Ngãi có truyền thống về hoạt động kinh tế biển, về bảo vệ chủ quyền biển đảo qua hàng trăm năm lịch sử. Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Quảng Ngãi đó là:

Một là, phát triển kinh tế biển một cách toàn diện, có trọng tâm, phát

triển một số mũi có ưu thế truyền thống, sớm đưa ngành kinh tế thuỷ sản thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phát triển kinh tế biển, lấy ngành thuỷ sản, du lịch làm chính. Đẩy mạnh đánh bắt xa bờ đồng thời với nuôi trồng, chế biến thuỷ sản. Tận dụng và phát huy các bến bãi, cầu cảng biển. Chú trọng khai thác cảng biển, phát triển cơng nghiệp đóng, sửa chữa tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Hai là, phát triển đồng bộ và có hiệu quả việc ni trồng và đánh bắt

thuỷ sản. Chủ trương của tỉnh là phát triển kinh tế thuỷ sản đồng bộ và bền vững, gắn kết giữa khai thác, nuôi trồng, chế biến và cung ứng dịch vụ thuỷ sản. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị nuôi trồng và chế biến. Sản lượng khai thác đến năm 2010 đạt 95.000 tấn, trong đó ni trồng 5.500 tấn (riêng sản lượng tôm nuôi 4.200 tấn).

Ba là, đẩy mạnh công nghiệp chế biến thuỷ sản, nâng cao giá trị và sức

cạnh tranh sản phẩm thuỷ sản. Thực hiện chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế khu vực này theo hướng đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn công nghiệp chế biến với thị trường. Nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu có sức cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế. Cùng với đẩy mạnh đánh bắt và nuôi trồng là phát triển mạnh cơ sở chế biến thuỷ sản, tăng nhanh sản phẩm xuất khẩu. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng nghề cá, trước hết là cảng cá Sa Huỳnh, vũng neo đậu tàu thuyền và dịch vụ nghề cá Lý Sơn, bến neo đậu tàu thuyền Tịnh Hòa, cảng cá Sa Kỳ, Sa Cần...

Bốn là, đặc biệt chú trọng tổ chức những tập đoàn, những đội tàu chuyên

đánh bắt xa bờ. Tổ chức dịch vụ cung ứng nghề cá phục vụ chủ trương vươn khơi xa. Tính đến tháng 7/2006, cả tỉnh có 3.896 chiếc tàu thuyền trên 20 CV. Tuy số lượng nhiều nhưng không mạnh, tàu công suất thấp, trang bị lạc hậu, hầu như tác chiến đơn lẻ, thiếu sự liên kết chặt chẽ. Thực trạng đó khiến cho

mỗi khi gặp bão lốc bất thường, sự cố va quệt... khơng có sự ứng cứu kịp thời nên tổn thất nặng. Khâu dịch vụ hậu cần nghề cá của tỉnh vốn đang là khâu yếu. Hướng tới đóng những con tàu công suất lớn, trang bị hiện đại, đảm bảo hoạt động đánh bắt khơi xa, dài ngày và hiệu quả.

Năm là, phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền Biển Đông

của Tổ quốc. Tăng cường tuyên truyền nâng cao trình độ pháp luật về biển, Luật biển quốc tế, những quy định bắt buộc đối với ngư dân khi ra khơi. Trang bị cho ngư dân nghiệp vụ thông tin cứu nạn tàu thuyền đánh cá. Tăng cường tuyên truyền về vị trí, tầm quan trọng của thềm lục địa đối với phát triển kinh tế-xã hội trong tương lai. Ý thức của nhân dân trên một số lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trên biển chưa thấu đáo nên hệ quả là hiểu về pháp luật, chấp hành luật trên biển còn yếu, còn vi phạm pháp luật do khơng có kiến thức khi hoạt động ở vùng đánh cá chung, ở khu phân định trên vịnh Bắc Bộ và không thông hiểu luật pháp quốc tế khi tránh bão ở biển nước ngoài. Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Mỗi ngư dân là tai, là mắt tinh tường trên vùng biển trời của Tổ quốc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ quyền lãnh hải, đi đôi với đấu tranh chống các quan điểm sai trái, kịp thời định hướng dư luận, bác bỏ luận điệu xuyên tạc chống lại các quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề biển đảo.

Sáu là, cần nêu cao ý thức bảo vệ tài nguyên biển của mỗi người dân.

Ngăn chặn các hành vi huỷ hoại và gây ô nhiễm môi trường biển, bảo vệ đa dạng sinh học. Thời gian qua, Quảng Ngãi vốn là địa phương trọng điểm tệ nạn sử dụng thuốc nổ đánh bắt thuỷ hải sản. Các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc nhưng xem ra chưa có dấu hiệu suy giảm. Trước hết là nhận thức và cùng với nhận thức là các biện pháp ngăn chặn quyết liệt việc sử dụng thuốc nổ đánh bắt cá để giữ cho biển không biến thành biển chết [13].

Một phần của tài liệu Biển đông được coi là con đường chiến lượcvề giao lưu và thương mại quốc tế giữa ấn độ dương và thái bình dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra thái bình dương và ấn độ dương qua các eo biểnm, biển đông (trong đó có vùng biển việt nam) có vị trí đại l (Trang 32 - 35)