Định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu Biển đông được coi là con đường chiến lượcvề giao lưu và thương mại quốc tế giữa ấn độ dương và thái bình dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra thái bình dương và ấn độ dương qua các eo biểnm, biển đông (trong đó có vùng biển việt nam) có vị trí đại l (Trang 75 - 79)

2000 2005 2009 2010 Tốc độ tăng trưởng b/q (%)

3.1.2.2. Định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển

Tranh thủ Trung ương và hợp tác quốc tế đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu về tài nguyên biển, kể cả dưới lòng biển để bổ sung, hồn chỉnh quy hoạch, có kế hoạch tổ chức khai thác hợp lý, có cơ cấu ngành nghề phù hợp nhằm khai thác tài nguyên biển có hiệu quả và lâu dài gắn với bảo vệ môi trường biển. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ven biển, hải đảo gắn với phát triển mạnh các ngành có lợi thế như thương mại, dịch vụ, du lịch; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơng nghiệp đóng tàu, khai thác ni trồng chế biến thủy sản, gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế, hệ thống đô thị ven biển, hải đảo. Tăng cường khả năng quốc phòng an ninh; nâng cao đời sống nhân dân ven biển, hải đảo; đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước và quan hệ quốc tế về biển, đảo. Trên cơ sở đó, định hướng phát triển một số ngành chủ yếu như sau:

* Về lĩnh vực dịch vụ

- Xây dựng phát triển du lịch biển và ven biển trở thành một trong

Đảo Phú Quốc trở thành khu vực kinh tế năng động đối với khu vực và cả nước. Phát triển các vùng du lịch trọng điểm là tam giác Phú Quốc-Kiên Lương, Hà Tiên-Rạch Giá và các vùng phụ cận liên hồn như Hịn Đất, Hịn Tre, U Minh Thượng. Thực hiện xã hội hóa trong đầu tư phát triển du lịch, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có trọng tâm, trọng điểm; có cơ chế chính sách thơng thống và tạo điều kiện tốt nhất khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngồi nước đầu tư, đa dạng hóa các loại hình du lịch.

Đẩy mạnh công tác thông tin và xúc tiến quảng bá du lịch có tầm chiến lược, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Phát triển du lịch phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ tài nguyên môi trường. Tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường du lịch, giáo dục sâu rộng trong nhân dân về giữ gìn mơi trường, đảm bảo phát triển du lịch lành mạnh và bền vững. Phấn đấu lượng khách du lịch đến tham quan trên địa bàn tỉnh tăng bình quân hàng năm từ 18-20%. Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch từ 3 ngày trở lên (hiện là 1,65 ngày/khách).

- Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, trước hết là dịch vụ vận tải cả

đường bộ, lẫn đường thủy và đường hàng khơng đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách. Đẩy mạnh phát triển vận tải biển tuyến Rạch Giá-Phú Quốc, Hà Tiên-Phú Quốc, Rạch Giá-thành phố Hồ Chí Minh và Rạch Giá-Campuchia, Thái Lan bằng phương tiện cao tốc hiện đại, an tồn. Khuyến khích phát triển dịch vụ hàng hải từ Kiên Giang đến các nước trong khu vực. Phát triển nhanh vận tải hàng không, mở các tuyến bay mới từ Rạch Giá đi các tỉnh, thành phố trong nước, mở các tuyến bay từ Phú Quốc đi quốc tế.

- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tương xứng với tiềm năng và lợi thế

của tỉnh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, đi đôi với coi trọng thị trường nội địa. Có kế

hoạch liên doanh, liên kết trong nước và với nước ngoài để mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu sản phẩm.

* Về công nghiệp

Tập trung phát triển có hiệu quả các khu cơng nghiệp như: khu công nghiệp Tắc Cậu giai đoạn 2 chủ yếu là ngành nghề chế biến thủy sản xuất khẩu; hoàn thành xây dựng đưa vào hoạt động khu công nghiệp Thạnh Lộc (Châu Thành), khu công nghiệp Rạch Vượt (Hà Tiên) sản xuất hàng tiêu dùng; cụm công nghiệp Dương Đông và Vịnh Đầm (Phú Quốc) sản xuất nước mắm, đồ uống, hàng hóa tiêu dùng, hàng lưu niệm phục vụ du lịch. Xúc tiến nghiên cứu quy hoạch khu công nghiệp Xẻo Rô; cụm công nghiệp Xẻo Nhàu. Đặc biệt, tập trung xây dựng Bình An (Kiên Lương) từng bước trở thành cụm cơng nghiệp sản xuất điện, xi măng, đóng tàu…

Đến năm 2020, đầu tư cảng nước sâu, chuyên dùng cho tàu có trọng tải trên 60.000 tấn ra vào để đảm bảo tiếp nhận 12 triệu tấn than/năm. Nâng cấp cảng tổng hợp xuất nhập khẩu cho tàu có trọng tải từ 5.000 tấn lên 20.000- 30.000 tấn ra vào. Đầu tư mở rộng quy mơ, nâng cao trình độ cơng nghệ, nâng lên năng lực chế tạo tàu thủy, sửa chữa tàu khai thác thủy sản, bảo trì tàu container vận tải quốc tế, các nhà máy đóng tàu có khả năng đóng mới tàu vận tải có cơng suất 100.000 tấn. Quy hoạch hồn chỉnh các cơ sở đóng, sửa chữa, bảo trì và các dịch vụ khác cho các loại tàu biển, phục vụ đón đầu sự phát triển trong tương lai của Phú Quốc và của tỉnh Kiên Giang.

* Về thủy sản

Tập trung đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành thủy sản một cách toàn diện, đồng bộ, tận dụng tối đa điều kiện sinh thái đặc thù nhằm khai thác lợi thế vùng biển và ven biển của tỉnh trong cả khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và thương mại-dịch vụ. Phát triển thủy sản thành ngành sản xuất hàng hóa lớn gắn với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và an ninh-quốc phòng.

Nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản trên cơ sở sắp xếp cơ cấu nghề cá, chuyển đổi nghề cá từ ven bờ ra xa bờ, gắn khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tăng cường năng lực khai thác, đưa cơng suất bình qn một phương tiện khai thác đạt 220 CV/chiếc (năm 2015) và 250 CV/chiếc vào năm 2020. Sản lượng khai thác đạt 400.000 tấn (năm 2015) và 455.000 tấn vào năm 2020.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản đặc biệt là ni tơm sú theo hướng mở rộng diện tích ni với quy mô hợp lý, kết hợp xử lý tốt môi trường ni bằng vi sinh, tăng diện tích ni cơng nghiệp và bán cơng nghiệp đạt 13.000 ha (năm 2015) và 16.000 ha vào năm 2020. Đẩy mạnh các loại hình ni cá lồng trên biển, đảo, ven sơng, ni nghêu sị ở vùng bãi triều, nuôi cá nước ngọt, nước lợ vùng ven biển. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 400 triệu USD (năm 2015) và 500 triệu USD vào năm 2020.

Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến và dịch vụ phục vụ thủy sản tại khu công nghiệp Tắc Cậu (giai đoạn 2), Ba Hịn, Xẻo Nhàu, chợ thủy sản Lình Huỳnh. Đưa công suất chế biến đông lạnh thủy sản đạt 100.000 tấn/năm vào năm 2015 với sản phẩm hàng hóa đa dạng, chất lượng cao. Phát triển và nâng cao chất lượng các cơ sở chế biến nước mắm, sản xuất khô, đặc biệt là sản phẩm khô cao cấp phục vụ cho khách du lịch. Tăng cường đầu tư xây dựng các cơ sở giống thủy sản ở Phú Quốc, Kiên Lương, An Minh...

* Về văn hóa xã hội

Phát triển văn hóa xã hội vùng biển, ven biển và hải đảo. Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhất là dạy nghề. Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, chuyên gia, công nhân lành nghề đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cao tập trung vào các ngành nghề kinh tế biển như hàng hải, đánh bắt nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển, nghiên cứu khoa học biển, giao thông vận tải.

Đẩy mạnh việc sắp xếp, phân bố dân cư vùng hải đảo, ven biển gắn liền giao đất, giao rừng, mặt nước ven sơng, ven biển và lao động có tay nghề, kết hợp với cơng tác bảo vệ an ninh-quốc phòng vùng biển, đảo.

Một phần của tài liệu Biển đông được coi là con đường chiến lượcvề giao lưu và thương mại quốc tế giữa ấn độ dương và thái bình dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra thái bình dương và ấn độ dương qua các eo biểnm, biển đông (trong đó có vùng biển việt nam) có vị trí đại l (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w