Kinh nghiệm phát triển kinh tế biển của tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu Biển đông được coi là con đường chiến lượcvề giao lưu và thương mại quốc tế giữa ấn độ dương và thái bình dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra thái bình dương và ấn độ dương qua các eo biểnm, biển đông (trong đó có vùng biển việt nam) có vị trí đại l (Trang 35 - 39)

Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, là tỉnh duy nhất của cả nước có 3 mặt tiếp giáp với biển. Vùng biển tỉnh Cà Mau nằm trong vòng cung đường biển của nhiều trung tâm phát triển khu vực Đơng Nam Á, có ngư trường rộng trên 80.000 ha, với nhiều lồi thủy sản q hiếm, có trữ lượng lớn, khả năng khai thác khoảng 250.000 tấn/năm và có tiềm năng khá lớn về dầu khí trong lịng biển. Tỉnh Cà Mau nằm trong vùng kinh tế động lực của đồng bằng sông Cửu Long. Trong mối quan hệ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Cà Mau là điểm đến của một số tuyến quốc lộ và đường thủy quan trọng. Trong mối quan hệ của khu vực, Cà Mau nằm trong hành lang phát triển phía nam của tiểu vùng Mê Kơng mở rộng.

Với chiều dài bờ biển 254 km, Cà Mau chiếm 7,8% chiều dài bờ biển của cả nước và là tỉnh có bờ biển dài nhất trong số 28 tỉnh, thành phố có biển; có 6/9 huyện, thành phố và 22 xã, thị trấn/97 xã, phường, thị trấn trong tỉnh tiếp giáp với biển; diện tích đất liền các huyện ven biển trên 402.000 ha, chiếm 75,5% diện tích tự nhiên tồn tỉnh; dân số năm 2008 trên 730.000 người, chiếm gần 60% dân số toàn tỉnh. Vùng biển Cà Mau rộng trên 80.000 km2, biển Cà Mau có vị trí nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đơng - Nam Á nên có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế bằng đường biển, phát triển kinh tế biển, khai thác dầu khí và tài nguyên khác trong lòng biển.

Từ tiềm năng và lợi thế trên, những năm qua, tỉnh đã xác định phát triển các ngành nghề có liên quan như: thuỷ sản, đóng tàu, khai thác và chế biến dầu khí, du lịch… Trong đó xác định thuỷ sản là kinh tế mũi nhọn, từ đó, tập trung chỉ đạo phát triển khai thác, đánh bắt thuỷ sản theo hướng xa bờ, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề khai thác phù hợp để tăng hiệu quả đánh bắt.

Tỉnh đã triển khai thực hiện khá tốt chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế thuỷ sản, phù hợp với đặc thù của địa phương gắn với an sinh xã hội. Đầu tư vốn, miễn giảm thuế, hỗ trợ ngư dân khai thác biển theo

Quyết định 289 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo bộ đội biên phịng, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tạo thuận lợi cho các phương tiện hoạt động ra vào cửa biển và làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển. Phần lớn ngư dân được trang bị máy thông tin liên lạc, máy định vị, một số tàu có trang bị máy tầm ngư.

Với truyền thống gắn bó lâu đời với biển, có tay nghề và nhiều kinh nghiệm trong khai thác, lực lượng lao động tăng từ 18.000 lên 35.000 người. Năm 2008, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đạt khoảng 79.128 tấn. Kim ngạch xuất khẩu là 582,8 triệu USD, diện tích ni trồng thuỷ sản tồn tỉnh khoảng 278.240 ha.

Trong khi đó, dầu khí vùng biển Tây Nam có trữ lượng rất lớn trong đó khí đốt khoảng 170 tỷ m3 phục vụ cho 2 nhà máy điện hoạt động với công suất 1.500 MWh. Hiện nay, tập đồn dầu khí Việt Nam đang thi cơng Nhà máy phân đạm có cơng suất 800 ngàn tấn/năm ngay trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, ngành cơng nghiệp đóng tàu ở Cà Mau trong thời gian gần đây phát triển khá mạnh với đội ngũ cơng nhân có tay nghề khá vững vàng, hiện nay tỉnh có một xưởng đóng tàu với cơng suất đóng mới, sửa chữa khoảng 120 tàu/năm. Vừa qua Vinashin đã khởi cơng nhà máy đóng tàu với cơng suất đóng tàu 30.000 tấn.

Du lịch biển đảo và du lịch sinh thái ngày càng phát triển, nhiều tuyến, điểm du lịch biển đảo và du lịch sinh thái như Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, Khai Long, Đất Mũi… thu hút số lượng lớn khách du lịch trong và ngoài tỉnh.

Kết cấu hạ tầng khu vực ven biển từng bước được cải thiện, các tuyến đường giao thơng, các cơng trình điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế, cấp nước, bưu chính, viễn thông đặc biệt là hệ thống thông tin vùng ven biển. Ngoài ra tỉnh đã và đang triển khai xây dựng các cơng trình hạ tầng nghề cá, cảng cá, khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu, thuyền. Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng đảo Hịn Chuối (nơi có cư dân sinh sống).

Tuy có nhiều lợi thế nhưng quy mơ kinh tế của vùng ven biển và vùng biển của tỉnh Cà Mau còn nhỏ bé. Mức độ đầu tư chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng nên hạn chế không nhỏ đến sự phát triển. Cơ cấu kinh tế vùng ven biển và vùng biển của tỉnh mới chỉ là các hoạt động khai thác tự nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng cịn yếu kém, đặc biệt là giao thơng đường bộ, các ngành dịch vụ phục vụ hậu cần nghề cá cịn phân tán, chương trình đánh bắt xa bờ còn hạn chế nhiều mặt.

Nhưng với quyết tâm vực dậy nền kinh tế biển Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng, trong thời gian tới, tỉnh tập trung giải quyết một số vần đề cho phát triển kinh tế biển theo hướng đa dạng các ngành nghề; củng cố, phát huy năng lực và nâng cao hiệu quả đội tàu khai thác xa bờ gắn với bảo vệ vững chắc tình hình an ninh trên biển.

Từ nay đến năm 2020, Cà Mau sẽ xây dựng vùng kinh tế biển, đảo trở thành vùng kinh tế động lực, giàu lên từ biển, từng bước nâng cao tỷ trọng cho kinh tế biển (dự tính đến năm 2020, GDP đạt từ 65-70% toàn tỉnh), mục tiêu trọng tâm là hệ thống giao thông kết nối hệ thống đường ven biển, tạo thành các hành lang kinh tế, kết nối kinh tế nội địa với dải hành lang kinh tế ven biển vịnh Thái Lan; xây dựng, nâng cấp cảng biển, đê biển, hạ tầng nghề cá, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, các cơng trình phịng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Tập trung phát triển các đô thị ven biển, đặc biệt hai đô thị động lực là Năm Căn và Sông Đốc, đưa Năm Căn thành khu kinh tế tổng hợp, nằm trong hành lang kinh tế ven biển phía Đơng vùng biển Tây Nam Bộ, cùng cụm cơng nghiệp Khí-Điện-Đạm Cà Mau tạo thành động lực tăng trưởng, phát triển cho tỉnh và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Để phát triển một nền kinh tế biển hiệu quả bền vững và có khả năng hội nhập quốc tế. Cần có một phương thức quản lý biển tổng hợp đảm bảo được an ninh, sinh thái và an sinh xã hội ở vùng biển, ven biển. Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển bằng cách tận dụng các nguồn lực và công nghệ hiện đại để khai thác biển có hiệu quả và bền vững.

Tập trung phát triển nhanh kinh tế vùng biển và ven biển cao hơn mức tăng trưởng kinh tế chung toàn tỉnh. Chú trọng nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá tinh thần cho cư dân vùng biển, ven biển, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Tranh thủ vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, phối hợp với Trung ương hồn thành nhanh tuyến đường Hồ Chí Minh đến Đất Mũi và các tuyến ven biển. Tập trung xây dựng các tuyến đường ô tô đến trung tâm các khu dân cư ven biển nhất là các cửa biển. Xây dựng các cụm, tuyến dân cư tập trung để có điều kiện đầu tư đồng bộ về điện, đường, trường, trạm và hệ thống thông tin liên lạc để đảm bảo phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội, tạo mọi điều kiện có thể nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân vùng biển và ven biển.

Hỗ trợ tích cực các dự án đầu tư, nhất là dự án đầu tư phát triển và nâng cấp kết cấu hạ tầng nghề cá để sớm đưa vào sử dụng phục vụ cho nhu cầu đánh bắt hải sản. Chú trọng hơn nữa đến quy hoạch chi tiết hệ thống giao thơng đường thuỷ nội địa. Ngồi việc xác định, phân cấp luồng - tuyến, tỉnh đặc biệt quan tâm quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh ở trên bờ phục vụ sự tăng trưởng liên hoàn trong vận chuyển và cho các khu vực bến bãi đậu xe, tập kết hàng hoá.

Sự phát triển sẽ bền vững, an tồn thơng qua việc triển khai đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện nghề cho người đi biển và làm du lịch; giữ gìn mơi trường sinh thái biển, tạo nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐH chương trình kinh tế biển. Đồng thời, tăng cường đầu tư xây dựng, lắp đặt trang thiết bị đầy đủ cho các khu hậu cần - phòng tránh bão lũ cho tàu thuyền mà Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quy hoạch theo hướng chỉ đạo của Chính phủ.

Nhà nước và người dân buộc phải thay đổi cách tư duy về quản lý và khai thác tài nguyên biển. Tư duy này khơng có nghĩa là ở bên cạnh biển mà phải đối diện với biển, chinh phục biển và chế ngự biển khơi. Có như vậy,

mục tiêu “Việt Nam phải là một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển vào năm 2020” của Chính phủ mới có khả năng trở thành hiện thực [25].

Một phần của tài liệu Biển đông được coi là con đường chiến lượcvề giao lưu và thương mại quốc tế giữa ấn độ dương và thái bình dương, ở cả 4 phía đều có đường thông ra thái bình dương và ấn độ dương qua các eo biểnm, biển đông (trong đó có vùng biển việt nam) có vị trí đại l (Trang 35 - 39)