Tao đàn tạp chí 1) Sự sáng lập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 2 (Trang 32 - 37)

1) Sự sáng lập

Tạp chí Tao Đàn là tạp chí bán nguyệt san xuất bản vào 1 và 16 mỗi tháng. Số đầu ra mắt vào trung tuần tháng 2 năm 1939, nhân dịp tết. Nhà văn Lan Khai điều khiển bộ biên tập.

2) Mục đích

Tao Đàn tạp chí khơng thuộc một văn phái nào, là một cơ quan văn hĩa hồn tồn V.N. nơi mà hết thảy mọi cá tính được cơ hội phát triển đầy đủ về phương diện văn chương, tư tưởng. Điểm đặc sắc của Tao Đàn phân biệt rõ rệt Tao Đàn với các tạp chí ra trước đĩ là : về phương diện tư tưởng, cũng như về phương diện nghệ thuật, Tao Đàn đặc biệt chú trọng vào những cơng trình sáng tác vào tinh thần Việt Nam cần phải được phát huy, nảy nở trong những cơng trình sáng tác.

3) Ban biên tập

Gồm phần nhiều là các nhà văn đã nổi tiếng và các vị học giả :

a) Về nghệ thuật và khảo cứu cĩ : Phan Khơi, Thiều

Quang, Lê Quang Lộc, Trần Thanh Mại, Hồi Thanh, Nguyễn Trọng Thuật, Ngơ Tất Tố, Nguyễn văn Tố.

b) Về văn chương nghệ thuật cĩ : Đơng Hồ, Lan Khai,

Lưu trọng Lư, Vũ trọng Phụng, Nguyễn Tuân.

4) Thành tích

Xét về thành phần ban biên tập gồm phần đơng là các nhà văn kỳ cựu như : Nguyễn trọng Thuật, Phan Khơi, Lan Khai… Chúng ta cũng thấy rằng Tao Đàn nghiêng về phía sáng tác nhiều hơn là khảo cứu và đã cĩ cơng trong sứ mạng « làm phát huy nảy nở tinh thần Việt Nam trong những cơng trình sáng tác mãnh liệt và rõ ràng » như tạp chí đã nêu lên ở số ra mắt.

Tổng kết lại, lịch sử báo chí Việt Nam từ 1905 đến 1945 đã phát triển khơng ngừng là rất cĩ nhiều thành tích đáng kể về nội dung cũng như về hình thức.

Về hình thức, báo chí bắt đầu từ điểm thơ sơ, vụng về, ấn lốt kém cỏi, tiến đến chỗ trình bày mỹ quan thêm trang, thêm mục ấn lốt sáng sủa, rõ ràng, tranh vẽ xinh tươi, rất hấp dẫn, khuơn khổ gọn gàng hợp với từng mỗi loại báo chí, khơng thua gì báo chí quốc tế hiện thời.

Về nội dung, báo chí bắt đầu từ chỗ chịu dưới sự hồn tồn điều khiển của chính quyền, hồn tồn làm cơ quan

thơng tin, chuyên đăng tải các thơng tư, nghị định, các lệnh lạc của chính phủ, v.v… tiến đến chỗ làm cơ sở kinh doanh về văn hĩa, kinh tế, chính trị của tư nhân, mặc dầu cũng vẫn cịn phải chịu dưới quyền kiểm sốt của chính phủ nhưng vẫn được nhiều tự do hơn vì đa số các báo chí sau nầy đều do tư nhân bỏ tiền ra sáng lập chứ khơng phải hồn tồn chịu lệ thuộc về tài chánh do chính phủ cung cấp như thuở mới bắt đầu… Bởi vậy từ sau cuộc thế chiến lần thứ I trở đi, nội dung các báo chí rất phong phú về mọi mặt, nhất là về phương diện chính trị và văn chương. Mỗi tờ nhật báo, tuần báo cũng như mỗi tờ tạp chí đều tương đối được tự do nĩi lên tiếng nĩi hoặc trình bày xu hướng của nhĩm văn nhân thi sĩ và học giả đã đứng ra chủ trương cho tờ báo của mình. Ngay như 2 tờ tạp chí Đơng Dương và Nam Phong tạp chí cũng được các nhà văn trong bộ biên tập hướng dẫn thốt khỏi lần lần cái mục đích về chính trị mà người Pháp đã nhắm vào sau khi bỏ tiền cho Nguyễn văn Vĩnh và Phạm Quỳnh đứng ra sáng lập 2 tờ báo đĩ. Để chứng minh sự nhận xét này, ta chỉ cần đọc lại các mục chính yếu như văn hĩa, chính trị, xã hội, văn nghệ, v.v… Trong 2 tờ Nam phong và Đơng dương tạp chí và nhất là trong các tờ Phụ nữ Tân văn, Thần chung, Phong hĩa, Ngày nay, Thanh nghị, Tri Tân, Tao đàn, Tịa sen, v.v… thì sẽ thấy rõ hơn. Vậy điều kiện nào đã thúc đẩy báo chí Việt Nam từ 1905-1945 tiến lên về mọi mặt như thế ? Phải chăng do các sự biến chuyển về chính trị xã hội, kinh tế của hải ngoại cũng như của quốc nội mà chúng ta đã từng điểm qua trong phần bối cảnh lịch sử của nền văn chương đất nước ở vào khoảng tiền bán thế kỷ thứ 20.

Cho nên, dù muốn, dù khơng báo chí vẫn là tiếng nĩi, là lợi khí đấu tranh sắc bén của quốc gia dân tộc, nhất là một quốc gia hồn tồn độc lập và một dân tộc sống dưới một chế độ thật sự dân chủ. Riêng về báo chí V.N. chúng ta, nếu được những nhà cầm bút cĩ chân tài và cĩ lương tâm chủ trương hướng dẫn với một đường lối dân tộc và dân chủ đúng đắn thì cĩ lo gì nước V.N. bé nhỏ này sẽ khơng được thế giới chú ý đến và lịch sử báo chí V.N. sẽ khơng cĩ những trang rực rỡ son vàng.

CHƯƠNG PHỤ LỤC : VĂN CHƯƠNGTlỀN-BÁN THẾ KỶ 20 TẠI VIỆT-NAM TlỀN-BÁN THẾ KỶ 20 TẠI VIỆT-NAM

VĂN CHƯƠNG TlỀN-BÁN THẾ KỶ 20 TẠI VIỆT-NAM ĐÃ CHỊU ẢNH HƯỞNG CÁC TƯ TRÀO VĂN HỌC THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO QUA 4 BỘ MƠN CHÍNH YẾU CỦA NĨ : THƠ MỚI, TIỂU THUYẾT, TÙY BÚT VÀ PHĨNG SỰ ?

Nếu ở chương mở sách, chúng ta đã bàn sơ qua về 2 danh từ văn học và văn học sử để thấy rõ vai trị, cương vị và sứ mệnh của nền văn học Việt Nam nằm trong 2 danh từ đĩ nhất là thấy rõ hướng đi của văn chương Việt nam trong 2 thế kỷ kế tiếp nhau thế kỷ 19 và 20 (thế kỷ của văn Nơm và thế kỷ của chữ quốc ngữ) thì đáng lẽ ở chương này chúng ta chỉ làm cơng việc tổng kết cả 2 thế kỷ văn học V.N. vừa qua mà thơi. Nhưng ở đây chúng ta khơng muốn khép sách lại bằng những dịng tổng kết khơ khan như thế mà trái lại, để thay cho phần tổng kết chúng ta mở thêm chương phụ lục này hầu tìm hiểu thêm, bàn gĩp thêm một vài vấn đề, một vài bộ mơn văn chương quan trọng của nền văn học tiền bán thế kỷ 20 tại nước ta, mà trong những chương trước chúng ta chưa cĩ điều kiện bàn gĩp kỹ.

Vậy trong chương phụ lục này chúng ta chỉ cần trở lại với 4 thể văn chính yếu của nền văn chương đất nước trong thời kỳ tiền bán thế kỷ thứ 20 : thơ mới, tiểu thuyết, tùy bút và phĩng sự. Rồi nhân đĩ, cũng qua 4 thể văn này chúng ta thử tìm hiểu nền văn chương V.N. trong thời tiền bán thế kỷ 20 đã chịu những ảnh hưởng gì của các tư trào văn chương thế

giới ?

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 2 (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)