II. VẤN ĐỀ TIỂU THUYẾT
b) Giai đoạn thí nghiệm : Những tiến bộ trong gia
đoạn này là những sự cố gắng diễn tả xã hội thí nghiệm phân tích tâm lý. Các tác giả đáng kể : Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồng Ngọc Phách.
- Nguyễn Bá Học (nho học) và Phạm duy Tốn (Tây học) họ thường viết truyện ngắn. Những khuyết điểm của họ là :
- Bố cục cịn vết tích của quan niệm thời gian (thứ tự thời gian).
- Xen lẫn những nghị luận của tác giả vào câu chuyện. Quan sát thiên nhiên cũng như tâm lý cịn hời hợt.
- Nhân vật chưa thực. Ví dụ : « Bà lão bán hàng hoa » trong câu chuyện gia đình của Nguyễn Bá Học.
- Cách phơ diễn cịn chuộng sáo ngữ, nhất là những sáo ngữ rút trong Đoạn trường tân thanh.
- Hồng ngọc Phách : So với các tác phẩm trên, « Tố Tâm » là một cuộc thí nghiệm rất thành cơng.
Về nội dung, đã tả được sự biến đổi của xã hội bây giờ : mới cũ xung đột, mâu thuẫn nhau về quan niệm ái tình. Về hình thức, cĩ nhiều kỹ thuật tiến bộ :
- Câu văn đã chịu ảnh hưởng của văn cú Tây phương, cĩ chủ từ, cĩ các mệnh đề chính, phụ.
- Vận dụng được hình ảnh tìm tịi, đủ khả năng để diễn tả những phức tạp của con người.
- Bố cục thời gian đã cĩ đột biến, khơng theo thứ tự thời gian như trước, động tác biến chuyển mau.
- Biết cấu tạo nhân vật, biết ly gián tác giả với nhân vật, quan sát đúng thực tế và vận dụng được thực tế.
- Diễn tả tâm lý gián tiếp chứ khơng trực tiếp như trước, dùng những cái bề ngồi khách quan của nhân vật để diễn tả cái bề trong của nhân vật.
- Kết thúc khơng theo thành kiến nghĩa là kết thúc câu truyện khơng cần phải « cĩ hậu » một « cái hậu » tốt đẹp mà các tác giả cổ điển đã từng kết thúc cho câu truyện của mình. Do đĩ « Tố Tâm » phải chết, cũng như Nhung phải lạnh lùng trong « Lạnh lùng ».