NguyễnTuân và tùy bút

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 2 (Trang 72 - 76)

Muốn hiểu rõ Nguyễn Tuân thời tiền chiến đã bộc lộ gì trong những thiên tùy bút của ơng và kỹ thuật viết tùy bút của ơng đã lên đến mực độ nào, tưởng chúng ta cũng nên đọc qua dưới đây một đoạn tùy bút cĩ thể tiêu biểu nhất của tác giả và chứa đựng nhiều nhất những cái mà ta cần muốn hiểu biết về tác giả : TRONG CÂU LẠC BỘ CỦA BỌN GIANG HỒ :

chúng ta là quái vật. Lịng tự ái, sự độc lập trong phạm vi tư tưởng đã bảo chúng ta nên coi thường cái vơ ý thức đĩ. Chúng ta yêu chúng ta quá, chúng ta yêu đời chúng ta quá, vàng ngọc nào mà đánh đổi được. Nhưng với cái bừa bãi của chúng ta, tơi thấy đời quạnh hiu của chúng là lại cịn vắng vẻ thêm một từng nữa, nếu ta khơng gây lấy chút ấm áp cho lịng. Anh cĩ nhiều khi thấy mình tuy đứng giữa đám đơng mà tưởng chừng như thấy lẻ loi khơng ? Chúng ta đã đi quá cái trình độ khinh người chung quanh rồi. Chúng ta cũng khơng thương hại họ nữa. Bởi vì lịng thương hại tuy là một đức tốt nhưng rất tiêu cực. Vả chăng, tơi khơng dám thương hại ai cả, cũng như tơi khơng muốn người ngồi phàn nàn hộ cho tơi. Nếu cĩ phải dùng đến đức tính đĩ trong một vài trường hợp, thì chúng ta hãy thương hại chúng ta đã.

« Đời khơng dùng được bọn ta. Cũng như ta khơng chịu được cái hiện tại của cuộc sống. Tơi muốn chúng ta ở sát cạnh nhau, khơng cho một bĩng ai len vào lịng mình, nếu một mai tình cờ cuộc sống cho ta sự đồn tụ. Rồi trong một mái tửu điếm mà ta sẽ cân nhắc lên làm mái gia đình của kẻ khơng cĩ xứ sở, làm nơi câu lạc bộ của bọn lang thang, chúng ta sẽ an ủi lẫn nhau, sẽ đổi cho nhau những nguồn cảm xúc, vào những buổi chiều xám ngắt, giĩ lùa mỗi lúc lọt rèm càng làm mẩu nến nhỏ nhiều giọt nước mắt sáp trên nút chai rượu mạnh, chúng ta sẽ săn sĩc đến sức khỏe của từng người, ta sẽ trân trọng đọc những đau khổ kín đáo ẩn dưới vết nhăn của từng bộ mặt. Ta sẽ nĩi rất ít để khỏi lấp mất tiếng gọi của thiên nhai. Câu nĩi của người đồng điệu thường cĩ cái nhiệm mầu làm sống dậy bao nhiêu thớ thịt buồn rầu ở

mình chúng ta và chỉ cĩ những người trơi giạt nơi gĩc bể mới an ủi nổi kẻ sầu muộn chốn chân mây. Trên bữa tiệc của bọn khách bên trời đang ngồi giũ bụi, trong những buổi âm thầm như vậy, tránh sao khỏi cĩ tiếng đồng vọng buồn bã của con tâm giang hồ bị quấy rối lên. Nhưng hẳn cũng phải cĩ một tiếng cười, nếu ta biết tổ chức những tiếng cười như thế, cũng như cách tìm lỗ thốt hơi cho một nồi nước sơi. Muốn giữ vững cái thế giới của ta, ta phải đề phịng những cuộc ngoại xâm, ta sẽ canh giữ cửa vào câu lạc bộ với cả tấm lịng đố kỵ của một đồn nghệ sĩ đối với giai cấp trưởng giả ». (Nguyễn Tuân – Thèm đi)

Qua đoạn văn trên, ta đã thấy rõ những gì về Nguyễn- Tuân đã bộc lộ trong tác phẩm hay đúng hơn trong tùy bút của ơng ?

Nĩi chung, tác phẩm của Nguyễn Tuân thời tiền chiến là truyện một cái « tơi ». Đĩ là một chủ nghĩa cá nhân cực đoan đến riêng biệt nhất, ích kỷ nhất, khinh bạc nhất.

Tư tưởng cá nhân cực đoan này chỉ cĩ một mục đích là hưởng thụ, hưởng thụ tận cùng vật chất và tinh thần hình thức hưởng thụ là những sự trụy lạc. Chỉ trụy lạc mới cĩ thỏa mãn, nhất là trụy lạc bằng giác quan : rượu, á phiện, trà đạo, kỷ nữ, v.v… Cầm, kỳ, thi ca, phiêu lưu giang hồ cũng là những cái truy lạc về giác quan lẫn tâm hồn. Trong đĩ, Nguyễn Tuân chuộng các tinh vi tột bậc để thỏa mãn cho « cái tơi » rất phiền tối của mình. Bởi vậy, cá nhân ở Nguyễn Tuân thành con bệnh, nhưng khơng phải là con bệnh gầy yếu kiểu 1925 của Tố Tâm và nữ sĩ Tương Phố trong « Giọt lệ thu », mà đây là con bệnh dư sức phải đem phung phí. Một biểu

lộ của con bệnh nầy là bệnh « Xê Dịch Giang Hồ ». Đi để mà đi, nghĩa là khơng cĩ mục đích gì cả, hay chỉ cĩ mỗi một mục đích là để thỏa mãn các sự địi hỏi của giác quan. Tĩm lại, đi chỉ là hình thức hưởng thụ. Bệnh đi nầy tỏ ra lắm trạng thái : Giang hồ vật, giang hồ ở quán rượu, ở nhà hát, đùng đùng mang áo ra đi, ca tụng những vật giang hồ như cái « valise », cái « pipe », cây « sanne ». Căn bệnh ấy lúc bấy giờ gây ảnh hưởng trong thanh niên khơng nhỏ, gây thành « cái mode » chẳng bổ ích gì mà lại rất tai hại, tai hại hơn cái « mode » mặc quần túm, áo chim cị của các chàng cơng tử họ « Cao » hiện nay.

Với thái độ khinh mạc, bất chấp, cái « tơi » ở Nguyễn Tuân gần như một triết lý khinh gia đình, cho gia đình là ràng buộc, khinh lý luận thơng dụng của xã hội, đưa cái hư hỏng của mình ra, cố ý làm thành chướng tai gai mắt trái với sự xử thế thơng thường và tỏ ra hồi nghi tất cả. Cái « tơi » thổi phồng ấy, than ơi, khơng lấp nổi cái trống rỗng của cuộc đời. Bởi vậy đọc Nguyễn Tuân người ta thấy sau khi xếp sách lại, cả cái dư vị thê lương ghê gớm chán chường tột bậc. Đọc Nguyễn Tuân, người ta lại cịn thấy tác giả vận dụng một kỹ thuật rất cao, cảm giác rất tế nhị, tác giả chỉ dùng cảm giác để diễn tả, các hình ảnh được nhào nặn theo khuơn khổ của tác giả nên rất độc đáo.

Tĩm lại, Nguyễn Tuân bắt đầu cĩ tiếng từ 1938 trở đi, người ta cho rằng với một kỹ thuật độc đáo dùng để biểu lộ cái cá nhân chủ nghĩa cực đoan của ơng trong các tác phẩm, nhất là trong loại tùy bút, ơng đã chiếm một địa vị riêng biệt trên văn đàn.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 2 (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)