Tiết tấu : Tiết tấu là cách ngắt câu thành từng đoạn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 2 (Trang 53 - 57)

C) Bàn về thể cách Thơ Mớ

b) Tiết tấu : Tiết tấu là cách ngắt câu thành từng đoạn

làm cho lời thơ êm ái nhịp nhàng. Cách ngắt câu trong lối thơ cũ ít thay đổi, quanh quẩn đại khái như sau :

- Thơ ngũ ngơn thường ngắt làm trên 2, dưới 3 chữ, hay ngược lại. Thỉnh thoảng lắm mới ngắt làm trên 1 dưới 4 và ngược lại. Thí dụ :

Tháng tư / đầu mùa hạ Tiết trời / thật oi ả.

Tiếng dế kêu / thiết tha. Đàn muỗi bay / tơi tả. Nỗi ấy / biết cùnq ai ? Cảnh này / buồn cả dạ.

(Nguyễn Khuyến – Đêm hè).

- Thơ thất ngơn thường ngắt làm trên 4, dưới 3 hoặc trên 2, dưới 5. Thí dụ :

Trời chiều bảng lảng / bĩng hồng hơn, Tiếng ốc xa đưa / lẫn tiếng dồn.

Gác mái / ngư ơng về viễn phố, Gõ sừng / mục tử lại cơ thơn.

Dặm liễu sương sa / khách bước dồn. Kẻ chốn chương đài / người lữ thứ, Lấy ai / mà giãi nỗi hàn ơn ?

(Bà Huyện Thanh Quan – Chiều lữ thứ)

- Điệu thơ cũ, vì vậy kém linh hoạt, thường đều đều buồn tẻ. Trái lại cách ngắt câu trong Thơ Mới rất linh động, thay đổi luơn luơn nên thường tạo được nhiều bất ngờ thú vị. Thí dụ :

Một buổi trưa / khơng biết ở thời nào, Như buổi trưa nhè nhẹ / trong ca dao. Cĩ cu gáy / cĩ bướm vàng nữa chứ, Mà đơi lứa / đứng bên vườn / tình tự. Buổi trưa này / xưa kia / ta đã đi,

Phải cùng chăng ? / Lịng nhớ rõ làm chi. Chân bên chân / hồn bên hồn / yên lặng, Người cùng tơi / đi giữa đường rải nắng. Trí vơ tư / cho da thở hương tình.

(Huy Cận – Đi giữa đường thơm – Lửa thiêng)

- Đơi khi các nhà làm thơ mới cịn dùng lối đặt câu bắc cầu, đem lời của câu trên đặt xuống đầu câu dưới như ta thường thấy trong thơ Pháp (rejet enjambement). Thí dụ :

Thầy Nho, thầy thuốc bên thầy bĩi, Thợ thêu, thợ chạm cùng thợ nề Mỗi người đeo một cái khăn gĩi

Đỏ, buơng cương ngựa theo gần xe.

(Nguyễn Nhược Pháp – Đi cống – Ngày xưa)

Ban ơn xuống cho mùa xuân hơn phối. Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi,

Của bàn tay thi sĩ kẻ lên trăng…

(Hàn mặc Tử – Đêm xuân cầu nguyện – Xuân Như Ý)

Người khẽ nắm tay, tơi khẽ nghiêng mình, Như sắp nĩi, nhưng mà khơng khĩm trúc. Vừa động lá, ta nhận vào một lúc,

Cả khơng gian hồn hậu rất thơm tho…

(Huy Cận – Đi giữa đường thơm)

Trên đây là những nét chính về thể cách hay đúng hơn về hình thức của lối Thơ Mới. Hình thức rộng rãi này làm cho Thơ Mới cĩ dáng dấp tươi trẻ khác hẳn vẻ đạo mạo khơ cằn của thơ Đường luật, khơng phải thơ Đường luật của thế hệ trước với những Hồ xuân Hương, Bà Huyện thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Trần tế Xương, Chu mạnh Trinh… mà là những bài thơ Đường luật tầm thường, sáo rỗng, giả tạo, nặng tính chất thù tạc của đa số các nhà thơ cũ vơ tài đương thời. Đối với những thi sĩ trên, các nhà làm Thơ Mới vẫn tơn trọng vì thi phẩm của những vị ấy tuy làm theo lối cũ, nhưng là tinh hoa của mấy ngàn năm văn học. Cịn các tác phẩm của các nhà thơ cũ vơ tài đương thời phần nhiều – đúng như lời phê bình Hồi Thanh đã nĩi – chỉ « Là cặn bã một lối thơ đến lúc tàn ».

Danh từ « thơ cũ » là để chỉ những cặn bã ấy, cặn bã mà các nhà làm thơ mới thấy cần phải thẳng tay hốt đổ đi.

Xem như vậy thì chữ « mới » trong Thơ Mới, hồi đĩ, được hiểu theo một nghĩa rộng rãi, chứ khơng chỉ chú trọng vào

hình thức như nhiều người đã nghĩ.

Bởi thế, sau một lúc xơ bồ quá trớn, ban đầu những cái nơng cạn, lố lăng (như lối thơ 12 chân bắt chước thơ Alexandrin của Pháp, lối thơ câu dài tới 27 chữ của Nguyễn thị Manh Manh…) khơng thể tồn tại, và thể cách Thơ Mới dần dần được ổn định.

Tuy khơng bị bĩ buộc trong khuơn khổ khắt khe cứng nhắc, thơ mới cũng cĩ một quy luật riêng, mặc dầu là những quy luật rộng rãi linh động. Hơn nữa, một số khá đơng nhà làm thơ mới hồi đĩ cịn chủ trương « bình cũ rượu mới » nghĩa là diễn đạt những tư tưởng mới bằng lối thơ xưa như kiểu thi sĩ Pháp André Chénier.Vì vậy, cĩ nhiều bài thơ mới được coi là hay vẫn làm theo lối ngũ ngơn, thất ngơn (chia ra từng đoạn 4 câu một) hoặc lục bát, song thất lục bát. Và hầu hết những nhà thơ mới tương đối thành cơng, lập được thành tích gọi là đáng kể, đều là những người am tường luật lệ thơ xưa.

Như trên vừa trình bày, dù muốn dù khơng, phong trào Thơ Mới cĩ thể được xem như là một cuộc cách mệnh thi ca. Phải chăng nhờ các tư trào văn học trên thế giới du nhập vào đất nước đã gây ra cuộc cách mạng đĩ ? Nguyên nhân nầy chắc khơng cịn ai trong chúng ta dám phủ nhận, bởi vì sau khi bài dịch thơ ngụ ngơn « Con ve và con kiến » của Nguyễn văn Vĩnh ra mắt độc giả vào năm 1914, thì phong trào Thơ Mới bắt đầu nẩy mầm. Rồi từ đĩ, từ Nguyễn văn Vĩnh đến Phạm Quỳnh đến Phan Khơi, cuối cùng đến nhĩm Tự Lực Văn Đồn, thơ mới tiến dần, tiến dần khi ngấm ngầm, lúc ra mặt cho đến ngày cơng khai bộc phát và vinh quang ca khúc khải

hồn.

Rồi sau khi ổn định, thơ mới trở lại với truyền thống chừng mực của dân tộc, làng thơ Việt Nam bỗng chia ra 3 dịng rõ rệt :

- Dịng Việt mà chịu ảnh hưởng tây phương khá đậm đà. Dịng thơ nầy cĩ thể xem như là được các thi sĩ Phạm Huy Thơng, Thế Lữ, Xuân Diệu làm đại diện.

- Dịng Việt mà cịn mang nặng hồn Đường được Quách Tấn, Huy Cận, Vũ Hồng Chương làm đại diện.

- Dịng Việt mang nặng tâm hồn Việt cĩ Nguyễn Bính, Lưu trọng Lư, Bàng bá Lân, cơ Anh Thơ, Đồn văn Cừ làm đại diện.

Ba dịng thơ ấy cứ thế mà song song tiến tới, « Hồ bình chung sống với nhau » mãi cho đến ngày nay để quyết tâm nĩi lên được tiếng nĩi của lịch sử, của thời đại đất nước… Mấy ý kiến nhỏ trên đây, chúng ta chắc thi sĩ Bàng Bá Lân cũng rất đồng ý với chúng ta.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 2 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)