II. VẤN ĐỀ TIỂU THUYẾT
c) Giá trị của những tác phẩm dịch thuật : Xét giá trị
cảm hay đúng hơn về hình thức, nội dung thì cĩ giá trị lớn, vì ở nước nào bắt đầu xây dựng nền văn học cũng cần phải dịch thuật nhiều lắm. Trong các thứ văn dịch, tiểu thuyết là cần hơn cả. Riêng về hình thức tức là vấn đề ngơn ngữ văn tự, những dịch giả nĩi trên rất cĩ cơng phu, nhất là dịch giả Tây học lại nhiều cơng phu hơn dịch giả Hán học. Họ là những người đứng đắn. Dịch phẩm của họ cĩ mục đích giúp vào sự xây dựng câu văn xuơi, giải quyết vấn đề ngơn ngữ văn tự.
Cịn về phần nội dung tức là vấn đề tình cảm, những dịch phẩm đĩ đem lại một thế giới của tư tưởng bốn phương. Những nhân vật tiểu thuyết và lịch sử Trung Hoa tuy vẫn nằm trong khuơn khổ nho giáo, nhưng phần nhiều cĩ những cá tính đặc biệt cĩ những hành vi bất ngờ, gây được vơ vàn hứng thú. Cái tưởng tượng huy hồng phức tạp của những tiểu thuyết hoang đường rất hấp dẫn người đọc (Tây Du, Phong Thần). Những tình cảm dễ dãi của những tiểu thuyết trước thời dân quốc Trung Hoa cĩ ý nghĩa tiền vị (avant gỏt) của loại tình cảm sau này. Cịn tiểu thuyết phương Tây rất mới mẻ cho nên rất lơi cuốn. Những ảnh hưởng lớn nhất của tiểu thuyết dịch là đem lại cho ta cả một kỹ thuật sáng tác. Vấn đề này vào khoảng năm 1921 Phạm Quỳnh đã đem ra bàn. Nhưng cách dịch tiểu thuyết đã dạy cái kỹ thuật rồi. Nội dung là phong trào dịch thuật chuẩn bị đầy đủ cho phong trào sáng tác tiếp theo.