Sự phát triển của thơ mới từ tiệm tiến đến bột phát

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 2 (Trang 41 - 44)

I. VẤN ĐỀ THƠ MỚ

B) Sự phát triển của thơ mới từ tiệm tiến đến bột phát

phát

Sau khi điểm qua những thái độ xét lại của các học giả văn nhân thi sĩ đối với vấn đề thi ca, từ thái độ của Phạm- Quỳnh đến Phan-Khơi rồi đến nhĩm Tự-Lực Văn-Đồn ta cĩ thể xác định rằng : Phong trào thơ mới manh nha từ năm 1914 với bài thơ ngụ ngơn La Fontaine « Con ve và con kiến » của Nguyễn văn Vĩnh, nẩy mầm bám rễ vào năm 1917 ở Nam Phong mạnh dạn đâm chồi trổ lá với bài « Tình Già » của Phan Khơi trong « Phụ nữ tân văn » vào năm 1932 và bắt đầu thành một khu vườn tươi mát, cĩ đầy đủ kỳ hoa dị thảo với những bàn tay can trường và khéo léo của nhĩm Tự- Lực Văn-Đồn trong khoảng 1933 trở về sau…

Bởi vậy, dù muốn dù khơng, Thơ Mới đã trở thành một phong trào văn nghệ phát triển qua nhiều giai đoạn từ manh nha, tiệm tiến âm thầm đến phát triển cơng khai rầm rộ, từ vụng về, máy mĩc, ngoại lai buồn cười đến ổn định, khéo léo và lấy lại được cái chừng mực truyền thống của dân tộc, nhưng khơng kém xinh tươi tràn đầy sức sống. Để chứng minh sự nhận xét tổng quát này, chúng ta hãy thử nhìn lại những giai đoạn phát triển đáng kể nhất của thơ mới kể từ sau bài « Tình Già » của Phan Khơi đến thời kỳ Tự-Lực Văn- Đồn, thời kỳ mà thơ mới sắp tiến vào ngưỡng cửa khải hồn rực rỡ…

Nhắc lại sau khi bài « Tình Già » của Phan Khơi, một bậc đàn anh trong phái Nho Giáo cựu học, xuất hiện trên tờ Phụ nữ Tân văn, các nhà thơ trẻ xem đĩ như là một sự khai lối mở đường, mở cho một chân trời thi ca mới, nên họ đâu cĩ

chịu bỏ qua cơ hội tốt đẹp này. Thế là họ đua nhau nhiệt liệt lên tiếng hưởng ứng. Và một số bài thơ mới lần lần được đưa ra mắt làng thơ.

Từ đĩ trên báo Phụ nữ Tăn văn cĩ mục Thơ Mới hầu như thường xuyên. Nhưng đĩ mới chỉ là làn giĩ lạ ban đầu, chưa gây được ảnh hưởng cũng như phản ứng sâu rộng.

Người ta nhất là những nhà thơ cũ cịn bỡ ngỡ nghe ngĩng.

Thời kỳ Phụ Nữ Tân văn với sự đăng cành thêm lá của « Thơ Mới » vừa qua thì đến giai đoạn Tự Lực Văn Đồn cương quyết đứng lên xây dựng cho vườn Thơ Mới thêm lên hương khoe sắc… Năm 1933, Nhĩm Tự Lực thường xuyên cho đăng trên tờ « Phong Hĩa » những bài thơ mới của Lưu trọng Lư, Nhất Linh, Nguyễn vũ Kiện, Vũ đình Liên, Huy Thơng và nhất là của Thế Lữ.

Như thế, Thơ Mới bắt đầu được đặc biệt chú ý. Chú ý để tán dương khuyến khích cũng như để đả kích chê bai. Người ta khuyến khích tán dương là vì người ta đang say mê những cái mới lạ đĩ người ta cĩ thể tự do nĩi về cái cá nhân mình, tự do bộc lộ, tự do mượn âm điệu lời lẽ, nghĩa là mượn tiếng thơ để bộc lộ những tâm tình sâu kín của mình một cách dễ dàng rộng rãi mà từ xưa thể cách thơ luật khơng cho phép họ, quá gị bĩ họ với những khuơn khổ, niêm luật rất khắt khe.

Trái lại, người ta đả kích chê bai cũng bởi nhiều lý do… Trước hết phải chăng vì người ta quá tiếc rẻ cái vốn quá khứ mà họ tỏ ra rất cĩ khả năng rất điêu luyện trong nghề làm

thơ luật, họ quá lưu luyến với cái hồn « Đường Tống » đã nhập vào trong người họ từ lâu rồi mà họ khơng cĩ thể hoặc khơng nỡ đoạn tuyệt ! Lẽ tất nhiên họ là những người thuộc về phái cũ…

Thứ đến, phải chăng vì họ bất mãn, khinh ghét cái ồ ạt, cái quá trớn, cái lố lăng, cái máy mĩc bắt chước ngoại bang rồi thành ra ngoại lai mà phong trào Thơ Mới cũng như các phong trào khác xưa nay khơng thể tránh khỏi được trong buổi mới khai trương ! Quả thật như vậy, trong buổi ban đầu, Thơ Mới đã vấp phải những hạng người, những cây bút hoặc vì quá hăng say, cuồng nhiệt với phong trào, hoặc vì bất tài, vụng về nên đã sản xuất ra nhiều bài mà thơ chẳng ra thơ, văn chẳng ra văn, gây buồn cười khơng ít cho hàng thức giả. Nhưng rồi đâu cũng sẽ vào đấy.

Qua các giai đoạn quá trớn, lố lăng và cuồng nhiệt, Thơ Mới lại bắt đầu ổn định, trở về với cái chừng mực truyền thống của dân tộc, trở về với âm thanh nhạc điệu của Đơng Phương mà một Lưu trọng Lư, một Nguyễn Bính, một Huy Cận, một Xuân Diệu, một Thế Lữ, một Hàn mặc Tử, một Bích Khê, một Quách Tấn, một Vũ hồng Chương, một cơ Anh Thơ, một Bàng bá Lân v.v… đã quyết tâm thể hiện trong những vần thơ tuyệt tác của mình.

Và cũng do 2 thái độ trái ngược nhau đối với Thơ Mới vừa kể trên : Thái độ tán dương và thái độ đả kích của các văn nhân thi sĩ mà lúc bấy giờ báo chí đã tốn khá nhiều giấy mực vì những cuộc bút chiến dằng dai kéo dài từ năm 1903 đến 1945 mới chấm dứt. Tuy nhiên đến một ngày nào đĩ « Thơ Mới » khơng cịn gì là mới nữa, đã trở nên rất quen thuộc vì

nĩ tiến theo bánh xe lịch sử, nĩ nĩi lên được tiếng nĩi của thời đại của xã hội và của con người nên lẽ tất nhiên, sau khi đẩy lui được các đối phương của nĩ, nĩ đàng hồng bước lên đài vinh dự, ca khúc khải hồn và tiếp tục làm trịn sứ mạng mà lịch sử và văn nghệ đã trao cho nĩ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu Văn học Việt Nam 1800 - 1945: Phần 2 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)