8. Cấu trúc của khóa luận
3.4. Tăng cường nguồn lực thông tin
Đối với bất kỳ cơ quan, trung tâm thơng tin – thư viện nào nếu khơng có nguồn lực thơng tin sẽ không thể hoạt động được. Nguồn lực thông tin phong phú về loại hình, đa dạng về nội dung sẽ làm cơ sở cho thư viện phát triển, xây dựng, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin phù hợp đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội cũng như đáp ứng được đa dạng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng người dùng tin.
126
Để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này ngày một đáp ứng tốt hơn nhu cầu tin của bạn đọc, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cần thực hiện một số giải pháp sau:
3.4.1. Hồn thiện chính sách phát triển nguồn lực thông tin
Một trong những yếu tố quyết định chất lượng nguồn lực thơng tin tại Thư viện có đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin cũng như phục vụ tốt cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà trường hay khơng thì việc xây dựng một chính sách phát triển nguồn lực thơng tin bằng văn bản chính thức là việc làm cần thiết và có tính cấp bách. Chính sách phát triển nguồn lực thơng tin cần chú trọng đề cập đến mục tiêu trung tâm là mức độ ưu tiên lựa chọn tài liệu, tài liệu về chủ đề nào đang được người dùng tin quan tâm, tìm kiếm nhiều nhất đồng thời giúp Thư viện Tạ Quang Bửu xác định được mục tiêu lâu dài đề xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin phù hợp tương ứng với mỗi giai đoạn cụ thể của Trung tâm.
Trên cơ sở những định hướng, chiến lược phát triển chung của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, chính sách phát triển nguồn lực thơng tin mới được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những mặt đã đạt được trong công tác phát triển nguồn lực thông tin thời gian qua và nội dung phải bao quát được những vấn đề sau:
- Các quan điểm chung về phát triển nguồn lực thông tin trong Thư viện
Tạ Quang Bửu: Khái quát về chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển của thư viện, nêu lên bản chất, phạm vi của nguồn lực thông tin mà cơ quan có ý định xây dựng đảm bảo các nguyên tắc trong quá trình phát triển nguồn lực thơng tin cũng như sự thống nhất về quy trình và thủ tục bổ sung, đảm bảo tính liên tục, nhất quán của nguồn lực thông tin.
- Nêu lên phương hướng bổ sung: Những loại hình tài liệu nào cần ưu tiên bổ sung, những loại hình tài liệu nào cần thanh lý. Diện bổ sung tài liệu cần căn
127
cứ vào đề cương chi tiết của từng môn học và danh mục tài liệu tham khảo cho các mơn học này để xây dựng chính sách bổ sung. Do nhiệm vụ chính của Thư viện Tạ Quang Bửu là phục vụ cho hoạt động học tập, đào tạo và giảng dạy của nhà trường nên cần ưu tiên bổ sung các loại tài liệu như giáo trình, tài liệu tham khảo cho các chuyên ngành đào tạo chính như: Cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ chế tạo máy, công nghệ kỹ thuật cơ điện, kỹ thuật điện tử - truyền thơng, kỹ thuật máy tính,...
3.4.2. Tăng cường bổ sung tài liệu điện tử, tài liệu ngoại văn
a. Tăng cường bổ sung tài liệu điện tử
Qua thực tiễn khảo sát bạn đọc tại Thư viện, có 100% số bạn đọc được hỏi trả lời việc sử dụng tài liệu điện tử là cần thiết. Vì vậy, Thư viện cần tăng cường bổ sung các loại hình tài liệu bằng cách:
- Xây dựng kế hoạch mua quyền truy cập các cơ sở dữ liệu điện tử, các cơ sở dữ liệu toàn văn phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của trường để phục vụ công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của các đối tượng bạn đọc.
- Số hóa tài liệu: Thư viện cần có kế hoạch từng bước số hóa các nguồn
tin nội sinh như sách giáo trình, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp,… vì đây là một trong những nguồn tài liệu xám chứa đựng các thơng tin có giá trị cao, phù hợp với các
chuyên ngành đào tạo của Nhà trường mà thư viện cần phải lưu trữ, phục vụ bạn đọc với tần suất sử dụng cao. Đây chính là giải pháp bổ sung nhanh chóng và ít tốn kém nhất.
b. Tăng cường bổ sung tài liệu điện tử, tài liệu ngoại văn
Thư viện cần có những chính sách phát triển, tăng cường bổ sung nguồn tài nguyên điện tử, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của người dùng tin trong Trường. Tài liệu điện tử với đặc trưng nổi trội là không hạn chế người dùng tin về mặt không gian và thời gian phù hợp với xu hướng sử dụng các
128
phương tiện điện tử để tiếp nhận thông tin của người dùng tin. Hiện nay, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang đào tạo theo tín chỉ, địi hỏi đối tượng người dùng tin là sinh viên khai thác thông tin thường xuyên hơn và tài liệu điện tử sẽ giúp bạn đọc dễ dàng truy cập, chia sẻ các thơng tin một cách nhanh chóng, nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu khoa học của người dùng tin. Thực trạng cơ cấu nguồn lực thơng tin tại Thư viện có sự chênh lệch tương đối lớn giữa tài liệu truyền thống và tài liệu điện tử. Để khắc phục hạn chế về sự thiếu cân đối trong cơ cấu loại hình tài liệu, bắt kịp xu hướng phát triển chung của nguồn lực thông tin tại các thư viện và đáp ứng nhu cầu sử dụng tài liệu điện tử của người dùng tin, Thư viện Tạ Quang Bửu cần tăng cường bổ sung các loại hình tài liệu điện tử bằng cách:
- Mua quyền truy cập các CSDL điện tử, các CSDL toàn văn phù hợp với
các chuyên ngành đào tạo của Trường để phục vụ việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của người dùng tin.
- Tăng cường bổ sung loại hình tài liệu điện tử như: CD-ROM, ebook, …
- Số hóa tài liệu nội sinh: Thư viện cần tăng cường số hóa nguồn tin nội sinh như: sách giáo trình, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp,…
- Tập trung bổ sung phát triển nguồn lực thơng tin điện tử đó là xây dựng và phát triển một số ngân hàng dữ liệu, bộ sưu tập tài liệu số về những tài liệu quý hiếm, tài liệu ít bản, tài liệu chất xám mang giá trị khoa học cao và có nhu cầu sử dụng lớn để phục vụ người dùng tin.
Bên cạnh đó, Thư viện Tạ Quang Bửu – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cần phải xây dựng một chính sách phát triển tài liệu ngoại văn cụ thể phù hợp với quy mô đào tạo của Nhà trường và nhu cầu bạn đọc.
- Đầu tiên Thư viện cần tổ chức điều tra nhu cầu đọc của bạn đọc, trên cơ
sở đó bổ sung nguồn tài liệu phù hợp với nhu cầu, trình độ của bạn đọc, nâng