Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp của các chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)

2.1.1 Tổng quan về hoạt động của BIDV

2.1.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of Vietnam – BIDV) hiện nay là một trong những định chế tài chính

hàng đầu ở Việt Nam, ln đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. BIDV tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian đầu trực thuộc Bộ Tài chính với qui mơ gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Trong quá trình hoạt động, BIDV được mang những tên gọi khác nhau theo từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước:

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (từ ngày 26/04/1957):

Được thành lập với nhiệm vụ cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn

vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Nhiều cơng trình có ý nghĩa

đặc biệt ở thời kỳ đó đã được xây dựng như: Hệ thống đại thủy nông Bắc Hưng Hải,

khu công nghiệp Việt Trì, gang thép Thái Nguyên, mỏ than Quảng Ninh, nhà máy phân đạm Hà Bắc, super phốt phát Lâm Thao, nhà máy công cụ số 1, dệt 8/3, 10/10, thủy điện Thác Bà, nhiệt điện ng Bí...

Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam (từ ngày 24/06/1981):

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế theo kế hoạch nhà nước, đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức

xây lắp. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước, từng bước trở thành một trong các ngân hàng

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (từ ngày 14/11/1990):

- Thời kỳ 1990 – 1994: Ngày 14/11/1990, theo Quyết định số 401/CT-HĐBT

của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. Đây là thời kỳ chuyển đổi

từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV cũng thay đổi: nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc kế hoạch nhà nước, huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư và phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp và đầu tư.

- Từ ngày 01/01/1995: Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của

BIDV, được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại,

phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển:

* Tự huy động nguồn vốn: BIDV chủ động trong việc áp dụng các hình thức huy động nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngoài vốn huy động trong nước, BIDV còn huy động vốn nước ngồi, thơng qua nhiều hình thức như vay thương mại, vay hợp vốn, vay qua hạn mức thanh toán, theo các hiệp định thương mại, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh...

* Phục vụ cho đầu tư phát triển: BIDV tập trung cho vay những chương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như: điện lực,

bưu chính - viễn thông, xây dựng, công nghiệp vật liệu xây dựng, dầu khí...

* Trở thành ngân hàng đa năng: BIDV đã phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới như ngân hàng điện tử, bảo lãnh, kiều hối, thanh toán thẻ, chèque, kinh doanh tiền tệ, ATM, homebanking, bảo hiểm, cho th tài chính, chứng khốn… Từ một ngân hàng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cấp phát, cho vay bằng nguồn vốn ngân sách theo kế hoạch nhà nước, đến năm 1995 BIDV đã thực sự hoạt động theo mơ hình

ngân hàng thương mại đa năng và bắt đầu đạt được sự tăng trưởng vượt bậc về qui mô hoạt động.

Đến thời điểm hiện nay, BIDV là một trong số những ngân hàng thương mại

hàng đầu và được thành lập lâu đời nhất ở Việt Nam. BIDV được tổ chức hoạt động theo mơ hình tổng cơng ty nhà nước, gồm 05 khối lớn:

Ỉ Khối ngân hàng thương mại:

o Hội sở chính: gồm 21 Ban, 4 Trung tâm và 6 đơn vị trực thuộc.

o Mạng lưới chi nhánh: gồm 3 Sở giao dịch, 105 Chi nhánh, 253 Phòng giao dịch, 105 Điểm giao dịch và 45 Quỹ tiết kiệm hoạt động phủ rộng trên địa bàn tồn quốc.

Ỉ Khối cơng ty: Công ty bảo hiểm BIDV (BIC), Cơng ty cho th tài chính I (BLCI), Cơng ty cho th tài chính II (BLCII), Cơng ty xử lý nợ & khai thác tài sản (BAMC), Cơng ty chứng khốn (BSC);

Ỉ Khối đơn vị sự nghiệp: trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm đào tạo; Ỉ Khối liên doanh: VID-Public Bank, NHLD Việt Lào, NHLD Việt Nga (VRB), Công ty LD tháp BIDV, Công ty LD quản lý quỹ đầu tư Vietnam Partners (BVIM);

Ỉ Khối đầu tư: Quỹ công nghiệp & năng lượng VN, CTCP Bất động sản

BIDV, CTCP đầu tư tài chính BIDV (BFC) và các đơn vị có vốn góp cổ phần của BIDV như: TCT CP Xây dựng điện Việt Nam, CTCP Cho thuê máy bay VN, CTCP tài chính chuyển mạch quốc gia Banknet, CTCP ĐT&PT Bắc Thăng Long, CTCP Thiết bị Bưu điện, CTCP Điện lực dầu khí, CTCP Gas Petrolimex, CTCP Chế tạo

giàn khoan dầu khí…

Hình 2.1 - Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại hàng dầu tại Việt Nam

- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000

Agri BIDV VCB Vietin ACB Sacom Techcom

2008 2007 2006

Nguồn: Báo cáo tháng 4/2009 (Ban Thông tin Quản lý & Hỗ trợ ALCO – BIDV)

Đến cuối năm 2008, tổng số CBCNV của hệ thống BIDV là 12.933 người.

Toàn thể CBCNV công tác tại BIDV cam kết cung cấp đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích tốt nhất, với phương châm hành động “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”.

Mục tiêu của BIDV được xác định là hoạt động hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Từ 1996, BIDV liên tục thực hiện kiểm tốn quốc tế độc lập và cơng bố kết quả báo cáo tài chính được kiểm tốn theo cả hai chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và quốc tế (IFRS): Price Waterhouse Coopers (1996 – 2001), Ernst &

Young (2002 – 2008). Năm 2006, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên thuê tổ chức

định hạng hàng đầu thế giới Moody’s Investor Services Ltd. thực hiện định hạng tín

nhiệm cho BIDV. Mức xếp hạng tài chính là E+, triển vọng phát triển ổn định. Các chỉ số xếp hạng khác đều đạt mức trần quốc gia (BA1/B1 – xếp hạng tiền gửi nội

tệ/ngoại tệ, BA1/BA2 – xếp hạng nhà phát hành). Trong 3 năm trở lại đây, BIDV

luôn được tổ chức TUV Nord và Quacert chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng

đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp của các chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)