Luôn đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp của các chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 100 - 102)

3.2 ĐỀ XUẤT CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CỤ THỂ

3.2.5.1 Luôn đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ

Các sản phẩm dịch vụ của BIDV nhìn chung có 2 đặc điểm chính là: (i) được xây dựng linh hoạt dựa trên cơ sở vận dụng các tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm và khả năng đáp ứng về công nghệ, khả năng vận hành và quản trị của hệ thống

BIDV; (ii) thiết kế một số sản phẩm dịch vụ mang tính đặc thù của BIDV. Nhờ vậy, các sản phẩm của BIDV khá hồn thiện, tn thủ đúng thơng lệ quốc tế, giúp cho

quá trình xử lý nghiệp vụ của cán bộ giao dịch được thống nhất trong toàn hệ thống.

Đồng thời, một số sản phẩm dịch vụ của BIDV vẫn mang tính khác biệt so với các

ngân hàng khác. Hiện nay, các ngân hàng từ ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần hay ngân hàng nước ngoài như Agribank, Vietinbank, HSBC, ACB, Sacombank, Techcombank... tùy từng ngân hàng đều quy định điều kiện,

chuẩn mực khác nhau trong cung cấp dịch vụ nhưng có một số điều kiện chung áp dụng cho tất cả các đối tượng khách hàng doanh nghiệp như: cấp tín dụng, thực hiện bảo lãnh, tài trợ cho các thương vụ XNK khi doanh nghiệp hoạt động 2 năm có lãi, có tối thiểu 10% vốn tự có, có tài sản đảm bảo hợp pháp và ngồi ra cịn có một số

điều kiện tài chính khác (ví dụ: vốn chủ sở hữu, doanh số XK, ROE tối thiểu...).

Trong khi đó, BIDV có chính sách khách hàng riêng đối với từng đối tượng khác

nhau dựa trên cơ sở kết quả xếp hạng của từng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng (là ngân hàng đầu tiên triển khai và được NHNN chấp thuận): khách hàng có mức xếp hạng đạt tín nhiệm cao (AAA, AA, A) có thể được BIDV

xem xét cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ không cần điều kiện về mức vốn sở hữu tối thiểu, số năm hoạt động cũng như số năm hoạt động có lãi của doanh nghiệp,

không đưa ra điều kiện về tài sản đảm bảo (có thể cấp tín dụng, bảo lãnh, phát hành L/C, thanh tốn bộ chứng từ NK, thanh tốn TTR tín chấp). Ngoài ra, việc xây dựng

một số sản phẩm dịch vụ mang tính đặc thù của BIDV đã giúp cho việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng một cách toàn diện, hiệu quả và hạn chế rủi ro ngay từ những khâu đầu tiên của quá trình cung cấp dịch vụ: cho vay/đồng tài trợ/bảo lãnh thi công xây lắp, đầu tư dự án, hỗ trợ ngân sách, thủy điện, bất động sản, thuê mua thiết bị máy móc, đóng tàu... Các ngân hàng khác hầu như khơng thiết kế, ban hành sản phẩm riêng mang tính chuyên sâu như BIDV. Chính vì vậy, ở các sản phẩm

mang tính đặc thù này, khả năng kiểm sốt của BIDV tốt hơn. Hơn nữa, do có hướng dẫn cụ thể nên quá trình tư vấn khách hàng, đánh giá thẩm định phương án

cũng như quá trình tác nghiệp của nhân viên giao dịch có nhiều thuận lợi, mang tính chun nghiệp và có điều kiện thực hiện nhanh chóng, chính xác hơn. Đây là một hướng đi đúng đắn của BIDV, phù hợp với quy mơ và tính chất hoạt động cũng như nền khách hàng tại BIDV, khẳng định tính cạnh tranh và điểm mạnh so với các

ngân hàng, đặc biệt trong khâu thẩm định, tài trợ dự án – khách hàng của BIDV. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ của BIDV cũng tồn tại nhiều hạn chế như: việc thiết kế sản phẩm chưa chú trọng nhiều vào việc hướng tới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chủ yếu hướng tới xây

dựng quy trình cơ chế đáp ứng việc quản lý kiểm soát tốt rủi ro mà chưa tập trung vào xây dựng giá bán sản phẩm riêng, chưa xác định được tiêu chí đánh giá hiệu

quả sản phẩm do đó đã làm giảm bớt đi tính linh hoạt khi thực hiện triển khai sản

phẩm, vì vậy các bộ phận có liên quan tại BIDV cần phải nhanh chóng nghiên cứu,

điều chỉnh cơ chế các sản phẩm dịch vụ để khắc phục những điểm yếu còn tồn tại ấy. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ nhằm không

ngừng củng cố sự tin cậy của khách hàng, BIDV cần tập trung vào những vấn đề như sau:

- Có chính sách xây dựng, đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên

nghiệp để tập trung đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và quan hệ khách hàng của toàn hệ thống. Trong các hoạt động tiếp thị, BIDV cần quan tâm hơn đối với mục tiêu phát triển khách hàng mới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, chú trọng đến

việc gắn công tác huy động vốn, cấp tín dụng với việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác theo quy trình khép kín và cung cấp trọn gói đến cho khách hàng.

- Các đơn vị có liên quan đến cơng tác phát triển sản phẩm tại Hội sở chính kịp thời tiếp thu ý kiến tham gia của các chi nhánh/bộ phận trực thuộc trong toàn hệ thống về sản phẩm dịch vụ để sửa đổi, bổ sung các sản phẩm mới phù hợp với thực tiễn; tìm hiểu đối thủ cạnh tranh (điểm mạnh, điểm yếu, khả năng cạnh tranh với các

sản phẩm của đối thủ cạnh tranh…), phân tích, dự báo các thị trường, các sản phẩm, dòng sản phẩm tiềm năng, có khả năng phát triển mang lại hiệu quả cao.

- Nghiên cứu và có chiến lược triển khai các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của BIDV ra thị trường gắn với các chương trình quảng bá hình

ảnh, thương hiệu của BIDV. Xây dựng các chương trình marketing tổng thể cho

hoạt động dịch vụ của BIDV, triển khai đồng bộ và thống nhất các chương trình

marketing, đồng thời với việc tạo lập các kênh bán hàng phi truyền thống, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử và từng bước hình thành mạng lưới quản lý, cung ứng dịch vụ thống nhất trong toàn hệ thống để triển khai bài bản kế hoạch phát triển hoạt động dịch vụ trong thời gian tới.

- Xây dựng những chính sách tạo động lực cho các chi nhánh BIDV trong

việc phát triển dịch vụ: nghiên cứu áp dụng chính sách hoa hồng phí mang tính phù hợp nhằm tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh cho các đơn vị; hội sở chính yêu cầu Chi nhánh đầu mối và các Ban có liên quan nghiên cứu cơ chế phân bổ phí dịch vụ thu được đối với các sản phẩm dịch vụ chẳng hạn như thanh toán, thu hộ… giữa Chi nhánh đầu mối và các đơn vị phụ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đơn vị phụ trong quá trình tham gia; áp dụng các cơ chế khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với những chi nhánh đạt được kết quả hoạt động dịch vụ tốt, có đóng góp nhiều vào kết quả hoạt động dịch vụ chung của toàn hệ thống.

- Các chi nhánh BIDV tuân thủ chỉ đạo của Hội sở chính trong việc tổ chức triển khai sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh việc quảng bá, bán sản phẩm cho khách

hàng. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh của khách hàng về sản phẩm của BIDV, thường xuyên có nhận định, so sánh về các sản phẩm của BIDV với các sản phẩm của tổ chức tín dụng khác trên địa bàn và phản ánh, đề xuất về Hội sở chính những hạn chế, tồn tại, vướng mắc trong q trình triển khai các sản phẩm hiện có cũng như nhu cầu xây dựng và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp của các chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 100 - 102)