Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp của các chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 106 - 108)

3.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Nền kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn tiếp tục tăng trưởng, mặc dù

thời gian qua có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính tồn cầu. Mặt khác, các thể chế luật pháp và môi trường kinh doanh hoàn thiện dần, nhu cầu xã hội ngày càng tăng. Do vậy, thị trường dịch vụ ngân hàng có rất nhiều tiềm năng để phát

triển. Vốn là nơi tập trung dân cư đơng nhất, có mức tăng trưởng kinh tế hàng đầu và giữ vai trò là một trung tâm thương mại – dịch vụ lớn nhất nước, TP.HCM là một địa bàn mà nhu cầu về giao dịch ngân hàng ở mức cao. Tuy vậy, giai đoạn sắp tới được nhận định sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng sẽ rất quyết liệt, đặc biệt là khi Việt Nam dỡ bỏ hoàn toàn các rào cản kỹ thuật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng theo lộ trình cam kết gia nhập WTO.Với nỗ lực từng bước xây dựng thành phố

trở thành trung tâm thương mại, tài chính, khoa học – cơng nghệ lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, UBND thành phố đã đưa ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế – xã hội khu vực

trọng điểm phía Nam và cả nước, trong đó có việc xác định mục tiêu đẩy mạnh

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Với mục tiêu và những định hướng như vậy, UBND

TP.HCM và Ngân hàng Nhà nước cần tích cực hỗ trợ các ngân hàng thương mại trên những khía cạnh như:

- Ngân hàng Nhà nước với vai trị của mình, cùng với các bộ, ban ngành có liên quan cần tiếp tục tham mưu cho Chính phủ trong việc đề ra các chính sách

nhằm phát triển đồng bộ thị trường tài chính: thị trường tiền tệ (trái phiếu, tín

phiếu), thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối…

- Ngân hàng Nhà nước khơng ngừng hồn thiện cơ chế và chính sách điều hành, nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý, nhanh chóng trong việc cập nhật và ban hành các quy định chuẩn mực về những loại hình dịch vụ mới nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thể chủ động, linh hoạt triển khai ra thị

trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng;

- Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hoạt động của các ngân hàng thương mại,

khuyến khích các ngân hàng chú trọng phát triển hoạt động dịch vụ. Theo tổng kết

của NHNN Chi nhánh TP.HCM, tỷ trọng thu nhập từ mảng hoạt động dịch vụ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố có chiều hướng liên tục gia tăng qua từng năm, bình quân chung của các ngân hàng hiện nay khoảng 30 – 32% trong tổng thu nhập hàng năm. Việc xác định mục tiêu đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ của hoạt động ngân hàng trên địa bàn thành phố là hết sức cần thiết và phù hợp, bởi vì hoạt động dịch vụ phát triển sẽ góp phần nâng cao tính hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng và thúc đẩy cải thiện năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng để từ đó

đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời các dịch vụ ngân hàng phát

triển sẽ giúp đáp ứng tối đa những tiện ích cho khách hàng và cho nền kinh tế; - Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật của thị trường tài chính

ngân hàng, hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc đầu tư và ứng dụng công nghệ mới.

- Cải cách cơng tác hành chính trong các lĩnh vực như cấp phép, tổ chức chương trình khuyến mãi, quảng cáo… Ngoài ra, các ban ngành chức năng của thành phố cũng cần phát huy vai trò điều phối, quản lý vĩ mô của cơ quan nhà nước

trong việc xúc tác và thúc đẩy sự liên kết, hợp tác cùng có lợi giữa các ngân hàng và các đơn vị khác trong quá trình phát triển một số loại hình dịch vụ: thanh tốn tiền

điện/nước, cước viễn thơng, học phí, thanh tốn lương qua thẻ…; khuyến khích và

thúc đẩy các ngân hàng hợp tác và nâng cao chất lượng của một số loại hình dịch vụ liên kết đa ngân hàng như: dịch vụ thẻ ATM, chuyển tiền, đại lý kiều hối, rút tiền,

thanh toán…

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng, tạo

điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận với một số nguồn vốn ưu đãi có lãi suất thấp để đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa ngân hàng;

- Đẩy mạnh cơng tác phát triển nguồn nhân lực có trình độ chun mơn giỏi về tài chính ngân hàng, thực hiện chính sách ưu đãi và khuyến khích đối với những chương trình đào tạo về ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp của các chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 106 - 108)