Chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp của các chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 85)

Toàn hệ thống BIDV đang hướng đến mục tiêu xây dựng BIDV trở thành

ngân hàng thương mại đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, ngang tầm với các ngân

hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu được xác định là: (i) cải thiện các chỉ tiêu hoạt động của BIDV, bao gồm nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng và nhóm

chỉ tiêu về chất lượng hoạt động: tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân 20%

năm, ước đạt 300.000 tỷ đồng/tương đương 17 tỷ USD vào năm 2010, nguồn vốn

tăng 21% năm, cơ cấu thu dịch vụ ròng ≥ 25%, nợ xấu < 5%, lợi nhuận tăng bình quân ở mức ≥ 30% năm…; (ii) đẩy mạnh tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và cải thiện năng lực cạnh tranh của các đơn vị thành viên BIDV trong giai

đoạn hội nhập, giữ vững vị thế là một ngân hàng thương mại đa năng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam về quy mô, thị phần, chất lượng trong giai đoạn 2006 – 2010

(BIDV hiện đang là ngân hàng lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm 13% tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng vào cuối năm 2008); (iii) hoạt động tuân thủ pháp luật, ln đảm bảo an tồn hệ thống và hướng đến mục tiêu đáp ứng đầy đủ, đồng bộ các tiêu chuẩn thông lệ quốc tế trong hoạt động ngân hàng vào năm 2015; (iv) phát triển thương hiệu BIDV, từng bước nâng cao uy tín của BIDV trên thị trường tài chính quốc tế; (v) thực hiện hỗ trợ hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm của đất nước gắn với góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô... Trên thực tế,

chiến lược phát triển này bước đầu đã đạt được rất nhiều thành quả đáng khích lệ, thể hiện qua kết quả hoạt động của BIDV trong giai đoạn 2006 – 2008. Và mặc dù

những tháng cuối năm 2008 nửa đầu năm 2009 được nhận định là quãng thời gian gặp nhiều khó khăn đối với các ngân hàng, Fitch Ratings vẫn công bố giữ nguyên xếp hạng độc lập của BIDV ở mức D/E, đánh giá cao BIDV về khía cạnh minh bạch thơng tin và là một trong những ngân hàng Việt Nam vượt trội về định hướng

thương mại.

Sau khi đã thực hiện hoàn tất các dự án hiện đại hóa và chuyển đổi mơ hình trong những năm 2006 – 2008, giai đoạn đầu tiên của thời kỳ hội nhập với sự kiện nước ta gia nhập TWO, giai đoạn 2009 – 2010 và cho đến năm 2015 đã được BIDV xác định là giai đoạn hội nhập toàn diện, đồng thời cũng là q trình tồn hệ thống tích cực chuẩn bị các điều kiện căn bản cho công tác cổ phần hóa, đây là giai đoạn mang tính bước ngoặt quan trọng trong điều kiện tính chất cạnh tranh của thị trường ngày càng cao. BIDV đã định hướng chuyển sang hoạt động theo mơ hình tập đồn trong thời gian sắp tới, hướng đến việc xây dựng hệ thống BIDV trở thành Tập đồn tài chính – ngân hàng có quy mơ hàng đầu tại Việt Nam, với các loại hình dịch vụ

đa liên kết, có chiến lược đột phá tạo bước phát triển mạnh mẽ trong các hoạt động

dịch vụ ngân hàng và kinh doanh bảo hiểm, đưa các hoạt động này trở thành nguồn phát triển mạnh cơ bản của Tập đoàn; mục tiêu xác định cho 2 lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm như sau:

• BIDV giữ vị trí hàng đầu về cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung và các dịch vụ ngân hàng đầu tư nói riêng trên các phương diện: chất lượng dịch vụ cung cấp, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đạt hiệu quả kinh doanh cao và kiểm soát được rủi ro.

• Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được củng cố và chiếm ưu thế đối với các

sản phẩm dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó tập trung khai thác các dịch vụ lớn, phát triển dịch vụ bancassurance để làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng.

Đồng thời, phương châm/tơn chỉ hoạt động được xác định trong dài hạn là

“BIDV duy trì vị thế là nhà cung cấp các dịch vụ tài chính hàng đầu Việt Nam và mở rộng hoạt động ra nước ngồi”. Chính vì vậy trong thời gian gần đây, bên cạnh

việc giữ vững thị trường trong nước và nâng cao sức cạnh tranh trên các khía cạnh: sản phẩm dịch vụ, cơ cấu, hiệu quả hoạt động, thị phần, khách hàng, nguồn thu…

BIDV đang từng bước mở rộng hoạt động ra nước ngồi thơng qua việc hợp tác

liên doanh thành lập các ngân hàng, công ty đầu tư, cơng ty tài chính tại nước ngồi như: NHLD Lào – Việt tại Vientiane, Cty Đầu tư BIDV Europe tại CH Czech, Cty

Đầu tư & Phát triển Campuchia – IDCC, mua lại PIBank và tái cơ cấu đổi tên thành

NH Đầu tư & Phát triển Campuchia – BIDC, mở rộng hoạt động của Cty Bảo hiểm BIC sang Lào và Campuchia, chuẩn bị khai trương VPĐD BIDV tại Phnompenh, xúc tiến thành lập Cty tài chính tại Hongkong, chi nhánh của NHLD Việt – Nga tại Moscow... Có thể thấy mục tiêu phát triển dài hạn như vậy là phù hợp với tiềm năng và yêu cầu phát triển của BIDV cũng như quá trình hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng hiện nay. Tuy nhiên, để duy trì vị thế là nhà cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu là một thách thức khơng nhỏ của tồn hệ thống BIDV, bởi lẽ cùng với sự hiện diện của nhiều ngân hàng và định chế tài chính lớn ở Việt Nam, thị trường đã trở nên sôi động và mức độ cạnh tranh cao hơn trước đây rất nhiều. Ngoài ra, với những diễn biến và biến động của nền kinh tế thế giới, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập của nền kinh tế các quốc gia, q trình phát triển quy mơ và mở rộng hoạt động của hệ thống BIDV cần phải đảm bảo được điều quan trọng nhất, đó là

duy trì tính hiệu quả và khả năng phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp của các chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)