1.3.1. Đối với nền kinh tế
Thị trường TPDN là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế.
Đây là thị trường có khả năng huy động các nguồn vốn phân tán, tạm thời nhàn rỗi
trong tồn xã hội vào cơng cuộc đầu tư.
Phát triển thị trường trái phiếu sẽ làm giảm sự sự huy động qua hệ thống ngân hàng, điều này tạo sự cân xứng trong kỳ hạn huy động vốn và cho vay vốn của ngân hàng, làm giảm nhẹ các “sai lệch kép” và do đó hạ thấp nguy cơ nền kinh tế
đối mặt với khủng khoảng về cán cân vốn.
1.3.2. Đối với các doanh nghiệp phát hành
Đối với doanh nghiệp, thường có ba cách để huy động vốn: vay ngân hàng,
phát hành trái phiếu và phát hành cổ phiếu. Đối với từng phương thức huy động vốn
đều có những thế mạnh riêng, tùy theo tình hình cụ thể của nền kinh tế và của doanh
nghiệp, để từ đó doanh nghiệp đưa ra quyết định phương thức tài trợ tối ưu nhất. Huy động vốn qua loại hình trái phiếu sẽ làm giảm sự tập trung vào hệ thống ngân hàng. Đặc biệt là thị trường TPDN vừa có thể huy động được nguồn vốn dồi
dào từ xã hội vừa góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Nếu trước đây doanh nghiệp chỉ có nguồn vay duy nhất từ ngân hàng, với sự tồn tại và phát triển hoạt động của thị trường TPDN đã tạo thêm cho các doanh nghiệp nguồn cung tín
dụng hữu hiệu. Gánh nặng và rủi ro cho vay của các ngân hàng được san sẻ cho các nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường. Như vậy, thị trường TPDN có thể đa dạng hóa nhiều rủi ro hơn hình thức tài trợ qua ngân hàng, nhờ đó việc tài trợ dài hạn cho các dự án rủi ro cao có thể thực hiện được. Cịn giúp làm giảm chi phí vốn cho nền kinh tế.
Để tham gia thị trường trái phiếu với tư cách là nhà phát hành, các doanh
nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về độ tin cậy đối với nhà đầu tư như quy mô hoạt
động, hệ thống kế toán – kiểm toán, định mức tín nhiệm… Đây cũng có thể coi là
một mặt tác động tuy mang tính gián tiếp của thị trường TPDN nhưng có ý nghĩa rất tích cực đối với hoạt động và sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
1.3.3. Đối với nhà đầu tư
Thị trường TPDN cũng mang lại những cơ hội đầu tư mới, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư cho các nhà đầu tư. Đầu tư vào cổ phiếu sẽ đem lại cho nhà đầu tư tỷ suất lợi nhuận cao hơn tương ứng với mức rủi ro cao hơn đầu tư vào TPDN. Đối với những người muốn kiếm được một khoản thu nhập khơng q thấp và lại chưa có nhu cầu sử dụng đến số tiền tiết kiệm của mình trong thời gian trước mắt, tìm đến thị trường trái phiếu nói chung và TPDN nói riêng có thể là một giải pháp đầu
tư hợp lý để tìm cho mình một sản phẩm tốt và phù hợp.
Khi đầu tư vào TPDN, trái chủ nhận tiền lãi không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, đặc điểm này không giống với cổ
đông chỉ nhận được cổ tức khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Thêm một đặc điểm
nữa, nếu cơng ty bị giải thể hoặc phá sản thì trái chủ được ưu tiên trả nợ trước các cổ đơng. Vì vậy đây là dạng đầu tư phù hợp với các nhà đầu tư khơng thích mạo
hiểm.
Khi có nhu cầu bán lại trái phiếu thay vì nắm giữ cho đến khi đáo hạn, thị trường TPDN giúp kết nối người bán và người mua. Thị trường TPDN có tính thanh khoản càng cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào thị trường này.
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TPDN TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển TT TPDN tại một số nước trên thế giới 1.4.1.1. Thị trường TPDN Úc
Thị trường trái phiếu Úc đã phát triển nhanh chóng trong hơn mười năm qua, từ chỉ 30 tỷ AUD vào năm 1997 nay hơn 200 tỷ AUD, chiếm 25% GDP.
trong thập kỷ qua hầu hết các bang đã thặng dư ngân sách, do đó khơng cần thiết để vay trên thị trường mở. Bây giờ, SEMIS và CGS chỉ chiếm chỉ hơn 20% của tổng số thị trường. Thay vào đó, trái phiếu do các ngân hàng, các doanh nghiệp và cơng ty tài chính chiếm phần lớn thị trường. Trái phiếu do các ngân hàng Úc và tổ chức tài chính chiếm khoảng 20% của tổng số trái phiếu thị trường Úc, trong khi trái phiếu thế chấp tài sản - trái phiếu được phát hành bảo đảm bằng tài sản công ty,
chẳng hạn như bất động sản - chiếm gần 25%.
TPDN khác của Úc chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 10%, thị trường TPDN quá nhỏ để tài trợ vốn cho các công ty Úc - đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác khoáng sản đang phát triển mạnh mẽ.
Trái phiếu Kangaroo - phát hành tại Úc bởi các cơng ty nước ngồi chiếm 20% thị trường.
Thị trường trái phiếu Úc đã chứng minh một khu vực nổi tiếng phát hành trong thập kỷ qua. Sự phát triển của trái phiếu kangaroo, chứng khoán và tài sản
được hỗ trợ vay ngân hàng đã làm cho thị trường trái phiếu Úc đa dạng hơn. Nó
cung cấp một sự lựa chọn chứng khốn với lãi suất cố định phù hợp với tất cả các nhu cầu đầu tư.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới thị trường trái
phiếu Úc không đồng đều. Trong khi các ngân hàng tiếp tục phát hành trái phiếu,
các doanh nghiệp thì khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính và thị trường trái phiếu thế chấp tài sản dường như đã khô cạn.
Trái phiếu thế chấp tài sản đã phát triển sau sự bùng nổ về nhà ở tại Úc đến năm 2003 - một tỷ lệ lớn của trái phiếu phát hành là chứng khoán thế chấp nhà ở (RMBSs). Khi sự bùng nổ về nhà ở đã sụp đổ, RMBSs trở nên ít hấp dẫn.
Tuy nhiên các khu vực khác của thị trường đang có tỷ lệ phát hành tốt. Nhìn chung, thị trường trái phiếu của Úc là một thị trường rộng lớn và hiệu quả, với các nhà hoạch định thị trường và tính thanh khoản cao. Úc có hệ thống bắt buộc tiền tiết kiệm hưu trí, điều này đã làm cho quỹ hưu trí trong nước là nguồn chính yếu đối với trái phiếu. Các tổ chức quản lý quỹ khác trong nước cũng đầu tư vào thị trường trái phiếu, nhưng khoảng một phần tư trái phiếu Úc được tổ chức bởi các nhà đầu tư nước ngoài – đây là bằng chứng của sự hấp dẫn mạnh mẽ của thị trường trái phiếu Úc.
Bảng 1.1: 10 công ty phát hành trái phiếu tại Úc với số lượng xuất sắc
ngày 22 tháng 01 năm 2008
STT Đơn vị phát hành Tỷ AUD
1 ANZ Banking Group 12,3 2 Westpac Bank Corp 10,2 3 National Australia Bank 9,1 4 Commonwealth Bank of Australia 9,0 5 European Investment Bank 6,7
6 KfW 5,9 7 Rentenbank 5,9 8 St. George Bank 5,7 9 ING Bank 5,6 10 HBOS 5,5 “Nguồn: nabCapital” 1.4.1.2. Thị trường TPDN Nhật Bản
Về quy mô, thị trường TPDN Nhật:
Trước năm 1989, thị trường TPDN chưa phát triển ở Nhật Bản do Chính phủ Nhật Bản, ngân hàng cung cấp các khoản vay dài hạn cho các tập đoàn nên các
doanh nghiệp phụ thuộc ít hơn vào TPDN.
Năm 1989, TPDN Nhật Bản chỉ khoảng 7 nghìn tỷ Yên. Từ năm 2001, việc phát hành TPDN của Nhật Bản tăng mạnh. Sự gia tăng nhanh chóng này cho thấy nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến TPDN. Sự thay đổi này một thay đổi lớn trong cơ cấu của thị trường này.
Trong những năm gần đây, các tập đoàn lớn của Nhật Bản ngày càng dựa
vào thị trường TPDN như là một nguồn tài trợ chính. Từ năm 1989 đến năm 2004, việc phát hành TPDN tăng hơn 1.285%, từ 7 nghìn tỷ Yên đến 90 nghìn tỷ n.
Trong năm 1999, chính phủ bắt đầu phát hành trái phiếu kho bạc 1 năm và
trái phiếu coupon thời hạn 5 và 30 năm. Kết quả là, đường cấu trúc thời hạn của lãi suất xuất hiện mặc dù khối lượng phát hành vẫn nghiêng nặng theo thời hạn 10 năm.
Bảng 1.2: Doanh số thị trường trái phiếu Nhật Bản (Nghìn tỷ Yên) Năm TPCP Nhật Bản TPCQ ĐP TP CP bảo lãnh TP DN Tổng số 1989 3.411 8 18 7 3.672 (%) (92,9) (2,1) (0,5) (1,9) (100,0) 2001 3.972 44 33 44 4.154 (%) (95,7) (1,1) (0,8) (1,1) (100,0) 2004 6.317 82 74 90 6.637 (%) (95,2) (1,2) (1,1) (1,4) (100,0) 2006 9.566 43 53 59 9.809 (%) (97,5) (0,4) (0,5) (0,6) (100,0) “Nguồn: Bond market development in Japan 2008”
Các TPDN AAA- và AA- chiếm hơn 50% trong tổng số phát hành. Thị trường TPDN Nhật Bản vẫn chưa phát triển tốt và thanh khoản kém hơn thị trường TPDN Mỹ. Đó là thiếu đường cong lãi suất đáng tin cậy vì đường cong lãi suất của trái phiếu chính phủ trong thị trường thanh khoản được dùng làm chuẩn để định giá các sản phẩm tài chính khác bao gồm TPDN. Ngồi ra, Nhật thiếu thị trường cho vay TPDN. Cho vay trái phiếu thì cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các nhà giao dịch tiến hành tạo lập thị trường tạm thời mà không cần phải sở hữu trái phiếu hay mua từ tài khoản. Ở Nhật, thị trường repo kém phát triển làm cho việc mua bán
khống TPDN khó khăn.
Sự thiếu vắng việc cho phép “không thực hiện” có thể cũng được xem là một lý do nữa khiến thị trường repo TPDN của Nhật kém phát triển khi so với Mỹ. Tuy nhiên, nếu xét riêng thị trường trái phiếu chính phủ (JGS market), việc cho phép “không thực hiện” được giới thiệu vào đầu năm 1997 khi Ngân hàng Nhật bắt đầu thanh toán hầu hết các trái phiếu chính phủ theo phương thức thanh tốn lãi gộp thời điểm (RTGS – Real-time gross settlement). Việc giới thiệu “không thực hiện”
với thị trường trái phiếu giúp trang bị cho thị trường repo TPDN trong tương lai.
Về giá, được dùng làm chuẩn cho định giá TPDN, hầu hết các nhà giao dịch
TPDN ở Nhật theo truyền thống sử dụng lãi suất swaps cho những trái phiếu xếp
hạng tín dụng kém hơn (hạng dưới A) và JGSs cho những trái phiếu xếp hạng tín dụng cao (trên AA).
Về hệ thống thanh toán, ở Mỹ, việc tạo ra một trung tâm lưu ký công khai
như Công ty Ủy thác lưu ký (Depository Trust Company -DTC) đã đơn giản hóa
Nhật, việc thanh tốn trái phiếu được điều hành theo lối phân quyền bởi 160 ngân hàng mà trái phiếu được đăng ký.
Trong năm 2008, tại Nhật, TPDN được phát hành với khối lượng lớn do trái phiếu chính phủ có lãi suất thấp và một khối lượng lớn chứng khoán đáo hạn vào khoảng hơn 8.3 nghìn tỷ Yen tương đương khoảng 79 tỷ đô la. Và do xếp hạng tốt, các nhà phát hành thường xuyên có thể bán các trái phiếu mới phát hành mà khơng gặp khó khăn nào.
Trong 6 tháng đầu năm 2009, giá trị trái phiếu do các doanh nghiệp Nhật phát hành đạt trên 6 nghìn tỷ Yen, mức cao nhất trong 11 năm qua. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế Nhật Bản, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu xảy ra sau sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Mỹ Lehman Brothers hồi tháng 9/2008 đã tác
động mạnh tới thị trường vốn của các doanh nghiệp Nhật Bản. Tuy vậy, thị trường
này đang có dấu hiệu phục hồi. Số các doanh nghiệp Nhật Bản thoát khỏi cuộc
khủng hoảng đang tăng lên và nguồn vốn đổ vào khu vực doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp này tăng trưởng cũng đang tăng mạnh mẽ.
Năm 2009, Daiichi Sankyo phát hành 100 tỷ Yên trái phiếu và Nikon phát hành 20 tỷ Yên trái phiếu, tăng hơn 20% kể từ nửa đầu năm 2008. Lượng trái phiếu phát hành trong sáu tháng đầu năm 2009 đã đạt mức kỷ lục, chỉ đứng sau mức kỷ
lục 8.000 tỷ Yên trong nửa đầu năm 1998.
Số lượng cơng ty, tập đồn phát hành trái phiếu khơng chỉ tập trung vào các công ty điện lực – những doanh nghiệp có kế hoạch phát hành trái phiếu định kỳ - mà cịn mở rộng ra cả các cơng ty chế tạo ô tô và các thiết bị điện tử. Trong tháng 2/2009, Toyota đã thực hiện đợt phát hành trái phiếu đầu tiên sau hơn 6 năm tạm
ngừng, trong khi Honda cũng nối lại việc phát hành trái phiếu sau 16 năm. Sony phát hành trái phiếu với tổng giá trị lên tới 220 tỷ yên, tăng gấp 5 lần so với lần phát hành vào tháng 12/2008.
Theo số liệu của IMF, tổng nợ của chính phủ Nhật hiện đã lên đến 229%
GDP, trong khi con số này của Mỹ là 92% và Italia là 118%.
Hiện tại, trên thị trường TPDN Nhật, vỡ nợ rất hiếm và đa số các trái phiếu
1.4.1.3. Thị trường TPDN Trung Quốc
Trong năm 2009, nền kinh tế của Trung Quốc suy thoái đạt đáy và bắt đầu hồi phục, giá của trái phiếu bị giảm lớn tương ứng. Vào cuối năm 2009, The Chinabond Composite Index kết thúc vào 101,1203 điểm vào ngày 30 tháng 12 năm 2009, giảm 3,83% so với năm 2008.
Trong năm 2009, thị trường liên ngân hàng trái phiếu đã được mở rộng thêm. Khối lượng phát hành hàng năm đạt 8.650 tỷ nhân dân tệ, với mức tăng 22%, trong khi số lượng trái phiếu phát hành đạt 935, với mức tăng 45%.
13.44 66.24 -29.57 1.03 32.48 34.94 39.69 -11.30 70.64 78.82 53.93 54.02 22.20 0 1997 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 1998 1999 2000 2001 20022003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 -40 -200 20 Tỷ lệ tăng(%) Mức phát hành 100 80 60 40
Hình 1.1: Khối lượng và số lượng phát hành trái phiếu TQ trong các năm “Nguồn www.chinabond.com.cn”
Lý do chính gây ra sự nở rộ của phát hành trái phiếu trong số này là sự gia tăng đáng kể của việc phát hành TPDN. Trong năm 2009, TPDN, giấy tờ có giá
(Commercial papers), kỳ phiếu trung hạn (Middle Term Notes) phát hành liên tục. Trong 935 trái phiếu phát hành năm 2009, có 624 TPDN (bao gồm cả TPDN, giấy tờ có giá , kỳ phiếu trung hạn) chiếm 67%. Các TPDN đã tài trợ hơn 1.500 tỷ nhân dân tệ, so sánh với thị trường chứng khoán, mà chỉ phát hành khoảng 580 tỉ nhân dân tệ. Các thị trường trái phiếu liên ngân hàng đã trở thành nền tảng lớn thứ hai cho các cơng ty tài chính (các khoản vay ngân hàng là lớn nhất). Trong tháng mười một, các TPDN vừa và nhỏ (SME Collective Notes) đã được phát hành thành công lần đầu tiên, đó cũng là một sự đổi mới cho thị trường trái phiếu liên ngân hàng để giải quyết vấn đề tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trái phiếu ngân hàng thương mại cũng được phát triển nhanh chóng trong năm 2009. Do mở rộng quy mơ tín dụng, tỷ lệ an tồn vốn của các ngân hàng thương mại ngày càng thấp hơn. Chính ngân hàng thương mại sử dụng các khoản nợ trực
thuộc để tăng vốn của họ. Vì vậy việc phát hành tổng nợ trực thuộc ngân hàng
thương mại đạt 268,1 tỷ Nhân dân tệ, gần 3 lần so với năm 2008.
Mặt khác, các trái phiếu ngân hàng trung ương, trái phiếu kho bạc và trái phiếu chính sách tài chính vẫn cịn chiếm ưu thế trong việc phát hành trái phiếu. tỷ lệ về khối lượng là 76%, giảm 10% so với năm trước.
Từ quý II năm 2009, Bộ Tài chính bắt đầu phân chia trái phiếu kho bạc ghi sổ (book-entry treasury bonds) thành trái phiếu gồm lãi (interest-bearing bonds) và trái phiếu chiết khấu (discount bonds) và ban hành quy tắc phát hành. Trong năm 2009, việc phát hành trái phiếu kho bạc ghi sổ đã được tăng gấp đơi, đó khơng chỉ cung
cấp ra thị trường với sản phẩm đầu tư chất lượng cao, mà còn cung cấp một đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường trái phiếu. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã phát hành 200 tỷ Nhân dân tệ trái phiếu chính quyền địa phương để hỗ trợ phát triển cho các địa phương.
2.31%
TP CQĐP
1.73%
TP kho bạc tiết kiệm