Giá trị trái phiếu phát hành qua các năm 2002-2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 42)

“Nguồn: Tổng hợp từ http://hsx.vn/ http://www.hastc.org.vn/”

Thị trường trái phiếu của VN vẫn mới ở giai đoạn đầu phát triển với các hạn chế như tỷ lệ huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu trong tổng giá trị GDP của VN còn thấp so với các nước trong khu vực. Hiện, hàng hoá chủ yếu chiếm tỷ

trọng tuyệt đối trên thị trường trái phiếu là TPCP, đây chính là sự phát triển chưa đầy đủ của thị trường. Tất nhiên, các DN muốn phát hành trái phiếu thành công cần

rất nhiều yếu tố, như hệ thống luật pháp hoàn chỉnh để bảo vệ các nhà đầu tư (NĐT) khi đầu tư vào trái phiếu DN hạn chế được rủi ro. Đối với trái phiếu DN, NĐT rất quan tâm đến khả năng thanh toán của các chủ tài khoản, tức là rủi ro tính trên cổ phần, thì cần có cơ chế, cách thức nào đó để các nhà đầu tư tiếp cận đầy đủ hơn, và các DN phát hành có thể cơng bố một cách đầy đủ và minh bạch hơn các thông tin cho các NĐT.

2.1.2. Thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam 2.1.2.1. Thực trạng thị trường sơ cấp 2.1.2.1. Thực trạng thị trường sơ cấp

Sau khi Chính phủ ban hành nghị định 120/CP ngày 17/9/1994 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp nhà nước, thị trường trái phiếu bắt đầu manh nha hình thành. Tuy nhiên, phải đến năm 1996, thị trường TPDN mới có những

bước đột phá mới, khởi đầu bằng việc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) huy động được 5 triệu USD.

Năm 1998, Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin EIS huy động được 10 tỷ. Năm 2003, Tổng cơng ty Dầu khí huy động được 300 tỷ; Tổng công ty Xi măng được 200 tỷ đồng; EVN được 300 tỷ. Việc huy động vốn trên thị trường trái phiếu

trong giai đoạn này hầu như chưa phát triển. Các tổ chức phát hành chủ yếu là các tổ chức tín dụng và rất ít các doanh nghiệp phát hành TPDN.

Năm 2006 đánh dấu một bước ngoặc mới cho thị trường TPDN Việt Nam khi Nghị định 52/2006/NĐ-CP chính thức được ban hành. Theo đó, chủ thể phát

hành trái phiếu khơng chỉ là các doanh nghiệp Nhà nước như trước đây mà cịn có các cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi với một nguyên tắc chung là các doanh nghiệp phải tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm và công khai minh bạch thông tin.

Trong năm 2006, Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) huy

động được 800 tỷ đồng, Tập đoàn EVN: 5.000 tỷ đồng. Đến tháng 7/2007, Vinashin

phát hành thêm được 3.000 tỷ đồng, Vilexim được 5 tỷ, Tổng công ty thép được

400 tỷ đồng, Vinaconex huy động được 1.000 tỷ đồng.

Tổng giá trị phát hành năm 2006 lên đến khoảng hơn 22.000 tỷ đồng. Năm 2007, xu hướng phát hành TPDN tiếp tục gia tăng, tổng giá trị phát hành đã tăng

mạnh lên đến hơn 36.000 tỷ đồng, năm 2008 do khủng hoảng kinh tế, tổng giá trị phát hành khoảng 6.600 tỷ đồng, năm 2009 khoảng 20.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện nay, thị trường TPDN vẫn được đánh giá chưa phát triển phù hợp với tiềm năng. Các nhà đầu tư chủ yếu “mua” và “giữ” trái phiếu tới khi đáo hạn. Các dịch vụ liên quan nhằm hỗ trợ thị trường hầu như chưa có. Một số chuẩn mực kế tốn quốc tế quan trọng chưa được ban hành.

Mức tăng trưởng vượt bậc của thị trường TPDN trong 3 năm 2006, 2007 và 2009 đã đưa tỷ trọng thị trường TPDN Việt Nam từ 8% lên mức 23% toàn thị

trường trái phiếu. Tuy nhiên Việt Nam hiện vẫn có thị trường trái phiếu khiêm tốn nhất khu vực với lượng trái phiếu đang lưu hành chiếm tỷ trọng 17% GDP, trong đó TPDN chỉ chiếm 3,91% GDP.

 Số lượng doanh nghiệp và doanh số phát hành từ thị trường trái phiếu

vẫn còn hạn chế.

- Các doanh nghiệp phát hành (Phụ lục 1).

Năm 2008 lác đác 2-3 Doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì năm 2009 đã có 15 đợt các Doanh nghiệp phát hành trái phiếu với tổng giá trị xấp xỉ 20.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần. Năm 2009 được coi là năm bùng nổ và thành công của TPDN về khối lượng.

Trong đó các doanh nghiệp có doanh số phát hành trên 1.000 tỷ gồm có:

VIB, Cơng ty cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch, Vinacomin, Techcombank, Sacombank, Công ty cổ phần Hồ Phát và FPT. Nhìn chung các cơng ty này đều là những đơn vị

đầu ngành hoặc các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Thực tế, nhu cầu của

họ là nguồn vốn lớn, dài hạn và ổn định để đáp ứng yêu cầu, mà những nguồn vốn này khó có thể vay được từ một ngân hàng. Thực ra uy tín của các cơng ty này đủ

để đề nghị với ngân hàng bất kì khoản vay nào, tuy nhiên, các ngân hàng cũng có

những giới hạn trong việc cho vay như khoản vay tối đa phải dưới 15% tổng vốn

chủ sở hữu. Do vậy, thị trường trái phiếu là một kênh cần thiết để huy động lượng vốn lớn, dài hạn.

- Doanh số phát hành (Phụ lục 1)

Doanh số từ phát hành TPDN có phát triển nhanh, từ 55 tỷ VND (do Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) phát hành năm 1996) đã lên đến hơn 36.000 tỷ VND

trong năm 2007. Tổng doanh số phát hành TPDN từ năm 1996 đến tháng 12 năm 2009 đạt khoảng 90.000 tỷ VND chủ yếu tập trung vào năm 2006, 2007, 2009.

BIDV phát hành trái phiếu với mục đích tăng vốn tự có, nhằm nâng cao

năng lực tài chính, chuẩn bị điều kiện thực hiện chương trình cổ phần hố hồn tồn ngân hàng. Trái phiếu BIDV phát hành được lưu ký niêm yết và giao dịch trên HOSE và có thể được ngân hàng mua lại trước khi đáo hạn 5 năm. EVN cũng phát hành trái phiếu đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện để đáp ứng nhu cầu điện

ngày càng gia tăng như hiện nay. EVN cũng đang chiến lược sẽ phát hành trái phiếu quốc tế và tiến tới được xếp hạng trái phiếu theo chuẩn mực quốc tế. Mặc dù tăng trưởng khá nhanh như vậy, song so với lượng vốn vay ngân hàng thơng qua kênh tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp thì vẫn là con số vô cùng khiêm tốn.

Thực tế, từ giữa năm 2008, hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp hầu như khựng lại trước ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. Nội tại, sự leo thang của lãi suất sau lạm phát cũng là một trở ngại khi tính tốn chi phí nếu gọi vốn qua kênh này. Năm 2009, một loạt doanh nghiệp bắt đầu tìm đến trái phiếu, khi các điều kiện đã thuận lợi hơn.

Chằng hạn, đầu năm 2009, Cơng ty Tài chính cổ phần Điện lực (Tập đồn Điện lực Việt Nam - EVN) công bố phát hành thành công trái phiếu EVN với giá

trị 500 tỷ đồng. Trái phiếu EVN có thời hạn 5 năm, lãi suất trả sau hàng năm và

được tính trên cơ sở bằng lãi suất tham chiếu cộng lãi biên (lãi suất thả nôi).

Tháng 8/2009, Công ty Cổ phần Đầu tư Nhơn Trạch phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu cho dự án Đơng Sài Gịn. Tháng 9/2009, Tổng công ty

Thép Việt Nam phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu nội tệ. Ngày

1/9/2009, Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) thông báo phát hành

thành công trái phiếu đợt 3, kỳ hạn 5 năm với tổng giá trị 200 tỷ đồng. Đợt liền

trước, doanh nghiệp này cũng gọi thành công 300 tỷ đồng. Ngày 09/10/2009, FPT phát hành 1.800 trái phiếu mệnh giá 1 tỷ đồng tương đương tổng trị giá phát hành

1.800 tỷ đồng với lãi suất 7%/năm. Đây là loại trái phiếu có kèm chứng quyền và

khơng có đảm bảo kỳ hạn 3 năm, sẽ đáo hạn vào 9/10/2012…

Chỉ tính riêng trong q 2/2010 đã có khoảng 10.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành. Tổng công ty Sông Đà đã phát hành 1.500 tỉ đồng (lãi suất

15%/năm cho năm đầu); tập đoàn Điện lực 2.000 tỉ đồng; Vinaconex 1.000 tỉ đồng; Chứng khốn Sài Gịn 2.000 tỉ đồng; Vincom 1.000 tỉ đồng...

Điểm qua, có thể thấy với những lượng vốn đó, doanh nghiệp khơng dễ tìm đến ngân hàng, nhất là khi tăng trưởng tín dụng đang chậm lại, lĩnh vực gọi vốn là

bất động sản khá “nhạy cảm” trong giải ngân. Giá trị là doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn để triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh.

 Kỳ hạn

Hầu hết các trái phiếu được phát hành đều có kỳ hạn dài, ngắn nhất là 1 năm, dài nhất là 20 năm nhưng thường là 5 năm. Xét theo trị giá phát hành thì đến thời

điểm 31/12/2009 trái phiếu có kỳ hạn dưới 5 năm chiếm khoảng 32% trong khi trái

phiếu có kỳ hạn 5 năm chiếm 35% và trên 5 năm là 33%. Nhà máy Đóng tàu Dung Quất, đóng các tàu chở dầu thơ tải trọng đến 350.000 tấn. Trái phiếu EVN hầu hết đều có kỳ hạn 5-10 năm, đầu tư vào các cơng trình thuỷ điện, cải tạo mạng lưới điện

quốc gia. Trái phiếu Vinaconex và Lilama phát hành thường có kỳ hạn 5 năm. Để khuyến khích các nhà đầu tư, Vinanconex phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền (warrant) là quyền mua cổ phiếu của Nhà máy xi măng Cẩm Phả với mức giá

ưu đãi. Đặc biệt trái phiếu có kỳ hạn 15-20 năm là trường hợp BIDV phát hành trái

phiếu dài hạn để tăng vốn tự có trong năm 2006. Trong một thị trường tài chính

phát triển, trái phiếu thường có thời hạn từ trên 20 năm cho đến 30 năm. Các ngân hàng thường hạn chế trong việc cho vay các khoản vay dài hạn như thế vì rủi ro cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam, trong điều kiện lạm phát cao, mơi trường chính sách không đảm bảo và do tác động khá nhạy cảm của các biến động kinh tế quốc tế đã gây nên tâm lý thiếu tin tưởng của các nhà đầu tư khi đầu tư vào một loại trái phiếu có thời hạn quá dài. Cũng có trường hợp phát hành TPDN có kỳ hạn 6 tháng, 8 tháng kèm theo quyền mua căn hộ và được giảm giá từ 5% đến 8% khi mua căn hộ như trường hợp của Sacomreal. Đây được xem là giải pháp hiệu quả khiến nhiều

doanh nghiệp bất động sản tìm đến phương án phát hành này khi việc vay vốn ngân hàng, phát hành cổ phiếu ngày càng khó khăn.

 Lãi suất

Tất cả các trái phiếu đều trả lãi sau, với phương thức trả lãi hàng năm

(coupon), lãi suất cố định. Riêng Tổng công ty Sông Đà, EVN và một số doanh

TPCP hoặc lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Về cơ bản, lãi suất TPDN

đều cao hơn lãi suất đấu thầu TPCP. Cụ thể, lãi suất TPCP trong năm 2006 bình

quân dao động trong khoảng 8,4%-8,95%; 2007 là 7.15%-8.09%; 2008 là 7.5%- 17.5%; 2009 là 6,7% - 12% thì lãi suất TPDN dao động tương ứng như sau: năm

2006 là 9.2%-10.5%; 2007 là 8.0%-10.5%; 2008 là 8,99%- 16% và 2009 là 10%- 13,8%.

Bảng 2.3. Lãi suất trúng thầu TPCP

“Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (www.hatsc.org.vn, hnx.vn)”

Quý 1/06 2/06 3/06 4/06 1/07 2/07 3/07 4/07 Lãi suất (%/năm) 8,95 8,75 8,4 8,8 7,7 7,15 7.73 8.09 Quý 1/08 2/08 3/08 4/08 1/09 2/09 3/09 4/09 Lãi suất (%/năm) 7,15 10,00 15,00 14,00 8,00 8,70 9,10 12

Thực tế những ngày cuối năm 2009 và đầu 2010 cho thấy, các ngân hàng

đang chạy đua hút vốn. Cuộc cạnh tranh này khởi đầu bằng việc Ngân hàng nhà

nước điều chỉnh lãi suất cơ bản và tỷ giá USD/VND. Các ngân hàng đã sử dụng rất nhiều chiêu thức khuyến mãi để cạnh tranh và Ngân hàng nhà nước cũng phải cảnh báo sẽ thanh tra nếu phát hiện ngân hàng kém chấp hành quy định về trần lãi suất.

Ngân hàng thiếu vốn cho vay, lãi vay tăng, thị trường chứng khoán trồi sụt thất thường khiến mọi dự báo đều cho rằng DN sẽ chọn phương án phát hành trái phiếu để huy động vốn.

Ngoài lãi vay, các doanh nghiệp phát hành cịn phải trả một khoản phí hay hoa hồng cho các dịch vụ tư vấn bảo lãnh phát hành và bảo hành thanh tốn, gọi là chi phí phát hành. Chi phí này có thể tăng lên rất cao, phụ thuộc vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành, nó có thể làm tăng lãi suất thực lên. Khả năng trả nợ càng thấp, chi phí phát hành càng cao. Đây cũng là một trong những rào cản chính

đối với việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện

nay.

So sánh với lãi suất TPCP cùng kỳ hạn, có thể thấy, lãi suất trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành có xu hướng biến động cùng chiều. Khoảng chênh lệch

giữa lãi suất TPCP và lãi suất doanh nghiệp khoảng 2,5% đến 3%, phản ánh mức chênh lệch rủi ro của hai trái phiếu này. Trên thực tế, còn tùy thuộc vào từng thời

điểm phát hành và kỳ hạn của từng loại trái phiếu, mà mức chênh lệch này có thực

sự phản ánh rủi ro của hai loại trái phiếu này hay không. Năm 2009, đa số các đơn vị phát hành thường áp dụng lãi suất thả nổi tính bằng lãi suất bình qn 4 NHTM lớn: BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank làm lãi suất tham chiếu cộng lãi biên.

Các trái phiếu phát hành trong thời gian gần đây đều có lãi suất coupon cao hơn lãi suất cho vay tối đa. Chẳng hạn, trái phiếu Tổng Công ty Đầu tư phát triển

nhà và đô thị (HUD) phát hành ngày 30/9/2009, kỳ hạn 3 năm, có lãi suất năm đầu 12,5%, lãi suất các năm sau bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ 3,8%/năm.

 Phương thức bảo lãnh

Đa số các doanh nghiệp đều phát hành trái phiếu thông qua một tổ chức làm đại lý phát hành. Đại lý phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn phát hành bao gồm bảo

lãnh, phát hành và thanh toán theo lãi suất coupon hay theo mệnh giá. Các công ty chứng khốn là những thành viên chính trên thị trường này, bên cạnh các ngân hàng cổ phần, các công ty bảo hiểm hay kiểm toán. Với những lợi thế về thông tin và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, họ là những nhà cung cấp chính của dịch vụ này. Hiện tại, dịch vụ tư vấn bảo lãnh phát hành vẫn là một trong những dịch vụ còn khá non trẻ ở các cơng ty chứng khốn, tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ này chỉ chiếm

khoảng từ 5% đến 10% trong tổng doanh thu từ dịch vụ tư vấn. Các cơng ty chứng khốn thuộc ngân hàng thường tận dụng hệ thống mạng lưới chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc để làm đại lý phát hành cho doanh nghiệp, nếu không, các công ty không thể bán trái phiếu với khối lượng lớn.

2.1.2.2. Thực trạng thị trường thứ cấp

Trên thị trường thứ cấp, các giao dịch TPDN rất ít mà chủ yếu là TPCP. Đặc biệt, đối với các TPDN chưa niêm yết chính thức trên sàn thì các nhà đầu tư nắm giữ cho đến ngày đáo hạn như là khoản cho vay đối với doanh nghiệp. Tại Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) hiện mới có 54 mã TPDN của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM với tổng giá trị 11.018,109 tỷ đồng. Trên sàn sàn giao dịch Hà Nội

(HASTC) chỉ có 10 mã TPDN tổng giá trị 6.362 ngàn tỷ đồng, gồm các đơn vị:

Tổng công ty Điện lực Việt Nam (02), Ngân hàng chính sách xã hội (02),Cơng ty

Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (05), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam (01) và 01 trái phiếu chuyển đổi của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội với tổng giá trị 1.497,662 tỷ đồng. Giá trị giao dịch và giá trị niêm yết của các

TPDN cũng rất khiêm tốn. Chiếm tỷ trọng nhiều nhất vẫn là các trái phiếu của Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)