Ổn định và minh bạch hóa chính sách kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 99 - 101)

3.2. Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại VN

3.2.3.6. Ổn định và minh bạch hóa chính sách kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc thị trường

thị trường tài chính

Chính phủ cần tập trung điều hành đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào xu hướng phát triển vững chắc của nền kinh tế. Cần thực hiện minh bạch hóa chính sách vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát trên cơ sở thực hiện chính sách tiền tệ theo mục tiêu lạm phát. Kiềm chế lạm phát là

điều kiện tiên quyết để thị trường trái phiếu phát triển.

Điều quan trọng là phải đẩy mạnh cải cách hành chính vì nó sẽ tăng tính hiệu

quả và khả năng hấp thụ của nền kinh tế Việt Nam. Về trung hạn và dài hạn, phát triển một Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội lành mạnh cho giai đoạn 2011-2020, và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015 thơng qua việc tham vấn cơng khai với tầm nhìn đúng đắn, sẽ là chìa khóa then chốt, vì tính minh bạch và

việc mọi số liệu và thông tin đều có sẵn sẽ tăng niềm tin của người dân về những triển vọng tăng trưởng của đất nước.

Sử dụng những biện pháp chính sách chính thống và đẩy nhanh cải cách nhằm tăng tính hiệu quả của nền kinh tế là những chính sách đúng hướng. Chỉ thị số

18 ngày 06/4/2010 của Thủ tướng khơng có bất kỳ biện pháp nào có thể làm xáo trộn đáng kể sự vận hành của nền kinh tế thị trường, mà thay vào đó tập trung hơn về việc củng cố tài chính và thắt chặt tiền tệ, cũng như những nỗ lực của nhiều cơ quan nhằm tăng tính hiệu quả.

Các cơ quan quản lý tiền tệ và tài chính cần phải làm rõ hướng đi về chính

sách của mình bằng "hành động" nữa chứ khơng chỉ lời nói.

Như vậy vấn đề cơ bản là tiếp tục thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô

thúc đẩy tăng trưởng của cả nền kinh tế. Đặc biệt những chính sách quản lý của Nhà nước, hệ thống luật pháp và tính ổn định của nó bao gồm chính sách về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất áp dụng cho các quỹ đầu tư), quản lý ngoại hối,

luật điều chỉnh đầu tư gián tiếp nước ngoài, luật về thị trường chứng khốn…. Ngồi ra, Chính phủ cần xem xét điều chỉnh chính sách thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng trái phiếu, để có sự cân đối phù hợp với chính sách thuế đối với thu nhập từ TPCP hay tiền gửi tiết kiệm.

Cần tạo được sự thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của việc tái cấu trúc thị trường tài chính theo hướng phải đảm bảo sự phát triển đồng bộ của ba thị

trường: tín dụng, chứng khốn và TTTP, trong đó có TTTPDN.

Chiến lược tái cấu trúc TTTP cần được cụ thể hóa trong nghị quyết hành động của Chính phủ, trong đó phải đưa ra được những mục tiêu cơ bản mà thị

trường này phải đạt được trong thời gian bao lâu.

Nếu chỉ dừng lại ở những định hướng chung chung, khơng có một cơ quan

nào chịu trách nhiệm đến cùng trong điều hành phát triển TTTP, thì sự yếu kém của thị trường sẽ khó được cải thiện. Nhìn vào trách nhiệm điều hành TTTP hiện tại, có vẻ như đang tồn tại tình trạng mỗi cơ quan chịu trách nhiệm một phần, mà chưa rõ ai là đầu mối chịu trách nhiệm chính và đến cùng cho sự phát triển toàn diện của TTTP.

Bộ Tài chính có vẻ chỉ chịu trách nhiệm chính về hoạt động của TTTP sơ

cấp, Ngân hàng Nhà nước theo dõi hoạt động giao dịch repo trái phiếu trên thị

trường thứ cấp giữa Ngân hàng Nhà nước với các NHTM và giữa các NHTM với nhau, UBCK mà cụ thể là Sở GDCK Hà Nội theo dõi hoạt động giao dịch mua, bán trái phiếu niêm yết trên sàn giao dịch trái phiếu chuyên biệt.

Thực tế này đang khó tập hợp được nguồn lực, cũng như khó thống nhất mục tiêu trong cơng tác điều hành, để tạo động lực cho TTTP phát triển hiệu quả. Muốn cải thiện tình trạng này, việc hình thành một cơ quan, có thể là một ủy ban hoặc

nhóm cơng tác liên bộ của Chính phủ về phát triển TTTP với đại diện gồm Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, UBCK, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam là hết sức cần thiết. Đứng đầu ủy ban hay nhóm

cơng tác này tốt nhất nên là một bộ trưởng, hoặc khơng thì thứ trưởng, để có điều

kiện chỉ đạo, chịu trách nhiệm đến cùng việc điều hành sự phát triển của TTTP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại việt nam giai đoạn 2011 2020 (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)