2.3. Nguyên nhân kém phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
2.3.3.7. Kinh tế vĩ mô chưa ổn định, chính sách kinh tế vĩ mô chưa minh bạch
hoặc yêu cầu về đánh giá định mức tín nhiệm TPDN. Mặc dù, các quy định này là tốt và tạo điều kiện cho sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi, tăng tính thanh khoản cho thị trường, tuy nhiên, trong điều kiện TTTP Việt Nam mới đang hình
thành và phát triển thì việc áp dụng ngay những quy định này có thể tạo gánh nặng hoặc áp lực lên các thành viên thị trường.
2.3.3.7. Kinh tế vĩ mơ chưa ổn định, chính sách kinh tế vĩ mơ chưa minh bạch bạch
Qúy I/2010 Chính phủ đã có một số chính sách điều hành kinh tế vĩ mô
chẳng hạn việc giảm bớt chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái chợ đen và tỷ giá chính
thức đối với đồng Việt Nam, cũng như việc giá vàng thế giới và giá vàng trong
nước gần nhau hơn, là một sự cải thiện rất tích cực. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) cũng đang tăng lên.
Vì Chính phủ đã chuyển từ chính sách kinh tế vĩ mơ sang chú trọng ổn định vào cuối năm 2009, nên việc các con số tăng trưởng chậm lại là điều hiển nhiên. Tuy nhiên chính phủ phải theo dõi sát sao vấn đề lạm phát, nhưng khơng lo ngại vì những con số lạm phát "chủ chốt" đều khá ổn định, dẫu rằng "bong bóng tài sản" có thể là một vấn đề. Tăng thâm hụt thương mại là một vấn đề nghiêm trọng vì vốn
FDI tăng thì dẫn đến tăng nhập khẩu thiết bị. Và để tăng xuất khẩu hàng hóa chế tạo, Việt Nam cần phải nhập nguyên liệu thô hoặc các sản phẩm đầu vào trung gian vì các ngành phụ trợ chưa phát triển mạnh.
Thách thức lớn nhất trong giai đoạn trước mắt là đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là xua đi mối quan ngại của người dân về việc đồng nội tệ tiếp tục yếu
Chính phủ nhấn mạnh ổn định kinh tế vĩ mô là ưu tiên hàng đầu trong việc
quản lý kinh tế vĩ mô năm 2010. Xét theo khía cạnh đó, chính phủ khơng cứ nhất quyết phải đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, nhưng mục tiêu tăng trưởng này là khả thi trong khi vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Xét về góc độ chính sách, việc thắt chặt tiền tệ bắt đầu từ ngày 25/11/2009, và với việc bỏ trần lãi suất, thì việc thắt
chặt tiền tệ đang phát huy tác dụng mà không cần phải tăng mức lãi suất cơ bản 8%. Việc củng cố tài chính với những nỗ lực làm giảm thâm hụt tài khóa cả về hợp lý hóa chi tiêu lẫn huy động nguồn thu cũng phát huy tác dụng.
Song có khả năng thị trường chưa hiểu hết ý định của chính phủ, vì chẳng hạn người dân vẫn nghĩ rằng kế hoạch vay vốn của Việt Nam sẽ bắn đi tín hiệu trái ngược, và Ngân hàng Nhà nước chưa cho thấy rõ hướng đi chính sách thơng qua việc tăng lãi suất cơ bản. Vì thế mặc dù thực tế chính phủ đang theo đuổi những
chính sách đúng đắn cả về tiền tệ và tài khóa, nhưng điều này chưa được truyền đạt hiệu quả vì thiếu những "dấu hiệu" rõ ràng.
Kết luận chương 2
Những tín hiệu lạc quan hơn về tăng trưởng, khả năng kiềm chế lạm phát hay việc mới đây, Ngân hàng Nhà nước công bố tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản ở
mức 8%/năm đã ảnh hưởng tích cực tới cả DN phát hành trái phiếu và nhà đầu tư, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp; thiếu vắng đội ngũ tạo lập thị trường; chưa xác định được đường cong lãi suất chuẩn; tính cạnh tranh cịn thấp; tính thanh khoản kém; hệ thống thông tin và công bố thông tin chưa chuẩn hóa, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chưa minh bạch; khung pháp lý chưa hoàn chỉnh; nhận thức về trái phiếu của doanh nghiệp và nhà đầu tư còn hạn chế; chưa có cơ chế khuyến khích huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu; kinh tế vĩ mơ chưa ổn định,
chính sách kinh tế vĩ mơ chưa minh bạch…
Để phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam cần có những giải pháp để hồn
thiện và thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển phù hợp với mục tiêu chiến lược của nền kinh tế.
CHƯƠNG 3
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2011-2020