OUTRIGHT REPOS NƯỚC NGOÀI
Năm 2009 KLGD (trái phiếu) GTGD (tỷ đồng) GTMG (tỷ đồng) GTGD lần 1 (tỷ đồng) NN mua ròng (tỷ đồng) % NN Tháng 1 119.760.000 13.177,66 N/a N/a -3.469,94 41,81% Tháng 2 113.389.220 12.012,26 N/a N/a -3.469,56 42,91% Tháng 3 193.142.270 19.658,49 N/a N/a -2.943,82 23,78% Tháng 4 81.440.200 8.369,09 N/a N/a 1.002,28 31,56% Tháng 5 63.197.500 6.747,74 N/a N/a 1.190,62 39,57% Tháng 6 46.216.080 4.757,48 N/a N/a 634,16 32,27% Tháng 7 53.281.000 5.684,79 N/a N/a -436,69 20,62% Tháng 8 63.470.500 6.734,88 N/a N/a 722,58 19,03% Tháng 9 27.406.660 2.833,81 N/a N/a 771,30 27,87% Tháng 10 27.513.610 2.798,93 100 106,51 1.354,65 37,49% Tháng 11 45.548.500 4.741,29 - - 1.932,90 34,38% Đến 15/12 9.500.000 936,47 1.104 300,04 244,39 28,35% TỔNG 843.865.540 88.453 -2.467,1 32,08% BQ tháng 73.379.612 7.691,6
“Nguồn: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước”
2.2. CÁC VẤN ĐỀ CỊN TỒN TẠI Ở THỊ TRƯỜNG TPDN VIỆT NAM 2.2.1. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp VN quy mô nhỏ
Khối lượng phát hành TPDN đang có chiều hướng tăng lên, cụ thể: Bảng 2.5: Giá trị TPDN phát hành năm 2006-2009
Năm 2006 2007 2008 2009
Giá trị phát hành (tỷ
đồng) 22.000 36.000 6.600 20.000
Tuy nhiên đây là con số quá khiêm tốn so với tiềm năng của thị trường này. Việc phát hành trái phiếu mang lại cho doanh nghiệp những lợi thế mà cổ phiếu khơng thể có được như sử dụng nguồn vốn ổn định trong thời gian dài (thường là 5- 10 năm), tránh được nguy cơ bị mất quyền kiểm soát như khi phát hành cổ phiếu. Bên cạnh đó nhà đầu tư cũng rất có lợi khi mua TPDN vì nó đem lại cho họ tỷ lệ lãi suất cao hơn lãi suất của ngân hàng, những ưu đãi đi kèm như trái phiếu chuyển đổi và được ưu đãi về thuế.
Một trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thị trường TPDN Việt Nam trong vòng hai năm lại đây là sự ra đời của Nghị định 52/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ nhằm thực hiện các dự án đầu tư, cơ cấu lại các khoản vay trung và dài hạn, tăng quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Korea; 109% Singapore; 74% Malay s ia; 82% Thailand; 58% V ietnam; 17% China; 53% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 1
Hình 2.3: Quy mơ TT TP (tỷ lệ trên GDP) so với các nước trong khu vực “Nguồn: Bộ Tài chính, BIDV, VDB 2010”
Tuy phát triển nhanh nhưng tính đến cuối năm 2008, tổng lượng trái phiếu lưu hành của Việt Nam chỉ bằng 14,2% GDP. Trong khi đó, các nước trong khu vực có tỷ lệ cao hơn rất nhiều: Thái Lan 52,4%, Phillipine 34,2%, Singapore 66,8%...
TPDN còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị trái phiếu trên thị trường. Tính đến cuối năm 2008, tỷ lệ này là 5,84%; trong khi đó Phillipine 10,68%,
Malaysia 83,57%, Singapore 76,72%... Tỷ lệ huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu trong tổng giá trị GDP của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực.
T rái phiếu ngân hàng phát t riển Việt Nam; 31% T rái phiếu chính quyền địa phương; 5% T rái phiếu Doanh nghiệp; 23% T rái phiếu Kho bạc Nhà nước; 41%
Hình 2.4 . Cơ cấu thị trường trái phiếu Việt Nam 2009 “Nguồn: Bộ Tài chính, BIDV, VDB 2010”
Tính đến 07/01/2010, quy mô của thị trường trái phiếu VN hiện chỉ ở mức 17% GDP, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 58%, Malaysia 82%, Singapore 74%, Hàn Quốc 109% và Trung Quốc là 53%. Trong đó trái phiếu DN chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Do đó, trong tương lai trái phiếu chắc chắn sẽ là kênh huy động vốn có
tốc độ tăng trưởng cao. Đến 31/12/2009 trong cơ cấu, trái phiếu DN chỉ 23%, VDB (Ngân hàng phát triển VN) chiếm 31% còn lại là TPCP và các địa phương
Trái phiếu chính quyền địa phương; 4% Trái phiếu Doanh nghiệp; 26% Trái phiếu Kho bạc Nhà nước; 58% Trái phiếu ngân hàng phát triển Việt Nam; 12%
Hình 2.5: . Tỷ lệ và cơ cấu các loại TP phát hành 2009 “Nguồn: Bộ Tài chính, BIDV, VDB 2010”
Trong khi thị trường TPDN hồn tồn có thể đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp vì khối lượng trái phiếu thường khơng nhất thiết bị hạn chế. Điều này cho thấy thị trường TPDN của Việt Nam hiện chưa tương xứng với nhu cầu vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp.
2.2.2. Chưa quản lý chặt chẽ việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp
Từ trước đến thời điểm 31/12/2009, với nhiều lợi thế như không phải tuân
thủ các điều kiện vay vốn khắt khe từ ngân hàng, không chịu sức ép chi phối từ cổ
đông mới như phát hành cổ phiếu, được hưởng lợi từ chính sách thuế đối với khoản
trả lãi trái phiếu…, nên việc phát hành trái phiếu được nhiều DN lựa chọn như một kênh huy động vốn hiệu quả.
Mặc dù vậy, khung pháp lý về phát hành trái phiếu DN hiện vẫn còn nhiều “khoảng trống” về: thời gian, điều kiện, phương án phát hành… Do đó, trong dự thảo Nghị định Bộ Tài chính sắp trình Chính phủ nêu rõ: DN phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn; các hoạt động phát hành trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Để phát hành trái phiếu trong
nước, DN phát hành phải đáp ứng các điều kiện: có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 năm kể từ ngày DN chính thức đi vào hoạt động; có báo cáo tài chính của năm
liền kề trước năm phát hành được kiểm toán bởi kiểm toán nhà nước hoặc tổ chức kiểm toán độc lập được phép hoạt động hợp pháp ở Việt Nam; phương án phát hành trái phiếu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt…
Trường hợp phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế, ngồi các điều kiện trên cịn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau: Trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm; đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành trái phiếu (trong trường hợp phát hành cần có hệ số tín
nhiệm); DN phát hành hồn chỉnh hồ sơ phát hành theo đúng quy định; tuân thủ quy
định về quản lý nợ nước ngoài, quản lý ngoại hối theo pháp luật hiện hành. Bên
cạnh đó, phương án phát hành trái phiếu của DN nhà nước ra thị trường vốn quốc tế phải được Bộ Tài chính thẩm định trên cơ sở phê duyệt của đại diện chủ sở hữu và ý kiến xác nhận của Ngân hàng Nhà nước về việc khoản vay nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia.
Dự thảo cũng quy định cụ thể thẩm quyền phê duyệt phương án phát hành trái phiếu DN. Theo đó, đối với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ do Đại hội cổ đông phê duyệt. Đối với phương án phát hành trái phiếu không chuyển đổi sẽ do Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc đại
diện chủ sở hữu DN phê duyệt theo quy định tại Điều lệ DN.
Hiện nay, việc phát hành TPDN chủ yếu thơng qua hình thức bán lẻ, tiềm ẩn những vấn đề nảy sinh khó kiểm sốt, đồng thời sẽ gây ra nhiều rủi ro cho cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư. Theo chủ trương của Chính phủ, trong thời gian tới, sẽ đưa các doanh nghiệp vào trong thị trường, đồng thời từng bước hướng các doanh
nghiệp sớm thực hiện việc phát hành trái phiếu ra công chúng.
Đến thời điểm 31/12/2009, vẫn chưa có cơ quan quản lý nào nghiên cứu,
theo dõi tính hình phát hành TPDN trong nước có số liệu thống kê chi tiết, tập trung và đầy đủ về tình hình phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp trong nước cụ thể như các đợt phát hành, kế hoạch phát hành, tình hình sử dụng nguồn vốn đã phát hành … để cung cấp cho nhà đầu tư, nghiên cứu chính sách. Thực tế ở các nước
như đều có những website của các cơ quan quản lý cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường TPDN, hướng dẫn các doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng như các nhà
đầu tư trong và ngoài nước cách thức đầu tư vào thị trường TPDN. Điều này cho
thấy việc quản lý tình hình phát hành trái phiếu của doanh nghiệp của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, khơng có thơng tin đầy đủ, chính xác để cung cấp cho các nhà đầu tư cũng như các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách giúp phát triển thị trường TPDN.
2.2.3. Độ tin cậy của của các doanh nghiệp đối với nhà đầu tư chưa cao
Thời gian qua, thị trường TPDN ở Việt Nam còn hạn chế do độ tin cậy của phần lớn các doanh nghiệp đối với nhà đầu tư chưa cao. Đối với thị trường nhỏ, các nhà đầu tư lo ngại khả năng thanh toán của các tổ chức phát hành và tính thanh
khoản của trái phiếu. Nếu như TPCP có mức rủi ro thanh tốn thấp, tạo được sự tin cậy thì các nhà đầu tư lại tỏ ra khơng mặn mà với TPDN.
Báo cáo kiểm tốn chính là trung gian độc lập làm thu hẹp khoảng cách giữa DN và nhà đầu tư. Kiểm tốn có chức năng kiểm tra, đánh giá và xác nhận độ tin cậy thơng tin kinh tế tài chính, tính tn thủ, hiệu quả của các quyết định quản lý. Đây là yếu tố rất quan trọng để tăng uy tín của DN, tạo lập và duy trì lịng tin đối
với các TCTD và người cung cấp vốn đầu tư. Báo cáo kiểm tốn cũng đảm bảo sự an tồn của vốn và vốn vay. Hơn nữa, để nâng cao năng lực tài chính, DN cần hiểu rõ thực trạng của mình và đưa ra các quyết định cần thiết trong sử dụng vốn, trong việc tìm kiếm thêm nguồn vốn. Khơng có kiểm tốn, niềm tin vào năng lực tài chính của các cơng ty sẽ bị ảnh hưởng. Cái lợi của kiểm toán đưa lại sẽ nhiều hơn so với chi phí kiểm tốn. Như vậy, để nâng cao năng lực tài chính DN, dù luật có u cầu hay khơng thì kiểm tốn DN vẫn là điều nên làm.
2.2.4. Công bố thông tin chưa đầy đủ
Rất nhiều doanh nghiệp Việt khơng có chiến lược cụ thể, dài hạn cho việc công bố thông tin trong q trình phát hành. Nhiều khi việc cơng bố đơn thuần
nhằm mục đích đối phó với pháp luật.
Các công ty phát hành TPDN cần tự nguyện thực hiện một số vấn đề về công tác công bố thông tin chuyên sâu đến nhà đầu tư với mục đích tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hiểu rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, cũng như hiểu chi tiết về cấu thành tài sản của doanh nghiệp.
Theo đó, hàng tháng, các doanh nghiệp niêm yết nên cố gắng công bố thông tin vắn tắt về tình hình sản xuất kinh doanh; Phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn trong tháng, thơng tin về việc triển khai thực hiện các dự án lớn. Doanh nghiệp cũng nên xúc tiến việc thực hiện sốt xét báo cáo tài chính theo q.
Cơng tác này nhằm trau dồi cập nhập kiến thức cho bộ phận kế toán, đồng thời tạo lập niềm tin cho các nhà đầu tư, tránh khoảng cách chênh lệch về số liệu tài chính giữa báo cáo kiểm tốn và báo cáo tài chính do doanh nghiệp lập, rút ngắn thời gian lập báo cáo kiểm toán cuối năm.
Định kỳ từ 3 - 5 năm, các doanh nghiệp niêm yết nên có 1 báo cáo định giá doanh nghiệp. Báo cáo này gồm việc định giá chi tiết các loại tài sản vơ hình, hữu hình, tài sản lưu động… gần giống với báo cáo định giá tài sản của doanh nghiệp
thực hiện cổ phần hóa do các tổ chức tài chính trung gian có uy tín tiến hành.
Trong hoàn cảnh của đất nước chúng ta vẫn còn phải đương đầu với lạm
phát, sự biến động tỷ giá, công nợ, những rủi ro về vỹ mơ….thì rất cần cơng tác
kiểm kê đánh giá tài sản một cách chuyên nghiệp, không những giúp cho việc quản trị tài chính doanh nghiệp tốt hơn mà còn giúp cho tất cả các nhà đầu tư hiểu sâu sắc
về từng loại tài sản cấu thành nên giá trị doanh nghiệp. Trên cơ sở đó nhà đầu tư có cách đánh giá về tài sản theo giá sổ sách, theo giá trị thực tế thị trường…
Thị trường chứng khốn nói chung và thị trường TPDN nói riêng là kênh huy
động vốn quan trọng, nhưng hiện vẫn phát triển một cách chậm chạp, mà một trong
những nguyên nhân là các tổ chức đánh giá tín nhiệm chưa phát triển. Trong một nền kinh tế đầy biến động như hiện nay, cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì các
doanh nghiệp phải thực sự biết mình là ai, đứng ở vị trí nào và phải thực sự hiểu về
đối tượng cạnh tranh. Tổ chức đánh giá tín nhiệm ra đời một mặt sẽ là cầu nối thông
tin giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư không chỉ trên thị trường chứng khốn mà cịn trong việc lựa chọn đối tác. Mặt khác, với kết quả xếp hạng một cách khách quan, doanh nghiệp sẽ có thêm thơng tin để tự điều chỉnh chiến lược kinh doanh, cải tiến quy trình quản lý.
Bảng 2.6 Xếp hạng tín nhiệm một số nước 2009
Viet Nam Moody’s S&P Fitch
Sovereign FCY LT Ratings Ba3 BB BB-
Outlook negative negative Watch negative
Korea
Sovereign FCY LT Ratings A2 A A+
Outlook stable stable stable
Philipines
Sovereign FCY LT Ratings Ba3 BB- BB+
Outlook stable stable stable FCY LT: foreign currency and long term
“Nguồn: ADB, Asian Bond Monitor, March 2010 -(Xem giải thích phụ lục 3)”
2.2.5. Chủng loại trái phiếu đơn điệu, không đa dạng
Hiện tại, thị trường trái phiếu Việt Nam quy mơ vẫn cịn nhỏ, thiếu vắng thành viên chủ chốt và “hàng hóa” cịn đơn điệu. Trái phiếu trên thị trường vẫn còn
đơn điệu và chủ yếu nằm ở khu vực TPCP, trong khi trái phiếu chính quyền địa
phương và TPDN cịn giữ một tỷ lệ rất khiêm tốn.
Từ năm 2008 trở về trước, đa số các TPDN được phát hành được thanh toán lãi hàng năm với lãi suất cố định, riêng năm 2009 trái phiếu có lãi suất thả nổi tăng mạnh, tổng giá trị phát hành khoảng 20.000 tỷ đồng. Trái phiếu chuyển đổi chủ yếu do các ngân hàng phát hành chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng doanh số TPDN được
phát hành. Tuy nhiên cũng có các doanh nghiệp phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền hay trái phiếu có nhiều mức lãi suất nhưng chỉ hạn chế ở một vài
doanh nghiệp như MB, FPT, Hoà Phát, KBC, Hoàng Anh Gia Lai, CII, Sacomreal và Agribank. Thị trường hiện chưa có các loại trái phiếu bảo đảm bằng tài sản
(Asset- backed securities) hay trái phiếu bảo đảm bằng thế chấp bất động sản
(Mortgage-backed securties) trong khi kỹ thuật chứng khốn hóa này hiện đang
được vận dụng và phát huy hiệu quả trên thị trường TPDN Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc
và các nước Châu Âu.
Để thị trường tài chính phát triển hoàn thiện phải phát triển song song 3 kênh
huy động vốn: thị trường phát hành cổ phiếu - thị trường tín dụng ngân hàng - thị trường nợ (chủ yếu là thị trường trái phiếu). Ba thị trường này có tính chất khác hẳn nhau.
Thơng thường, ở Việt Nam các ngân hàng thường cho vay trung dài hạn
nhiều và dựa q nhiều vào tín dụng, an tồn của ngân hàng không cao, dịch vụ kém, nguồn thu từ dịch vụ rất ít chủ yếu dựa vào nguồn thu từ tín dụng.
Điều này khơng phải tại các ngân hàng mà là do lịch sử để lại, bởi doanh
nghiệp khơng có kênh nào khác để huy động vốn ngoài ngân hàng. Đối với huy
động từ chứng khốn thơng qua phát hành cổ phiếu thì điểm yếu của việc huy động
này là chi phí vốn cao và doanh nghiệp sẽ mất đi quyền kiểm soát nếu phát hành
q nhiều.
Chính vì vậy, khi kênh trái phiếu ra đời đã giúp cho doanh nghiệp huy động
được nguồn vốn vừa dài hạn, vừa ổn định và có mức lãi suất cố định trong suốt thời