2.3. Nguyên nhân kém phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
2.3.1.4. Công tác phát hành trái phiếu doanh nghiệp còn bất cập
Quy trình phát hành trái phiếu doanh nghiệp đến ngày 31/12/2009 khơng
thống nhất và chưa có quy chuẩn rõ ràng đang là vật cản để thị trường trái phiếu
doanh nghiệp phát triển và ổn định.
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có xu hướng phát triển, mở rộng thêm kênh huy động vốn sang phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp thường bị lúng túng trong q trình hồn tất các thủ tục phát hành.
Không chỉ phát hành trái phiếu trong nước, một số công ty đã triển khai phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế và bước đầu đạt các kết quả khả quan.
Điển hình như Tập đồn Vincom phát hành thành cơng trái phiếu chuyển đổi
quốc tế với giá trị đạt 100 triệu USD. Tiếp đến, Tập đồn Hồng Anh Gia Lai cơng bố phát hành 1,1 triệu trái phiếu chuyển đổi tương đương 1.100 tỷ đồng cho đối tác chiến lược Temasek Holdings (Singapore)…
Mới đây, Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, họ cũng đang hoàn tất các thủ tục cần thiết cho kế hoạch phát hành 1 tỉ USD trái phiếu quốc tế trong năm 2010.
Cơ sở pháp lý cho hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước
đang dựa trên Nghị định 52/2006/NĐ-CP và phát hành trái phiếu quốc tế tại Nghị định 53/2009/NĐ-CP.
Nghị định thì chi tiết nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có thơng tư hướng
dẫn thực hiện, dẫn đến có một vài khó khăn, hạn chế như đối tượng được phát hành trái phiếu chưa rõ ràng.
Mặt khác, điều kiện doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu phải có báo cáo kiểm tốn. Mà thơng thường đầu quý II hàng năm, các báo cáo kiểm tốn mới hồn chỉnh, như vậy vơ hình chung quý I sẽ khơng có đợt phát trái phiếu nào của doanh nghiệp. Hiện Việt Nam chưa có những quy trình uy tín đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp thống nhất, vì vậy các tổ chức tài chính tư vấn, bảo lãnh phát hành thường đánh giá doanh nghiệp dưới lăng kính của các khoản vay (như một sản
phẩm tín dụng), điều kiện này dẫn đến thiệt thòi cho cả doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư.
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi tiếp cận tìm kiếm đối tác tư vấn phát hành, mỗi công ty đưa ra mẫu hợp đồng và mức phí thu khác nhau. Rồi định nghĩa về phí thành cơng của các cơng ty tư vấn cũng không giống nhau, nhiều câu chữ trong hợp đồng lại khó xác định vì vậy doanh nghiệp phát hành lần đầu dễ bị thiệt thịi nếu q trình phát hành gặp rủi ro.
Thêm vào đó, thời gian hồn tất thủ tục là tương đối dài, thường hơn hai
tháng, vượt qua mức kỳ vọng của công ty, khiến kế hoạch sử dụng vốn cũng bị tác
Một số vấn đề khác liên quan đến quy định pháp lý, như quy định về lưu ký trái phiếu chưa chỉ rõ tổ chức phát hành, tổ chức tư vấn hay nhà đầu tư đứng ra giữ sổ, thành ra cả công ty và nhà đầu tư cùng lúng túng và thiếu an tâm. Hoặc quy định mỗi đợt phát hành cách nhau sáu tháng cũng là một yếu tố hạn chế tính chủ động
trong các kế hoạch huy động vốn cho các dự án của doanh nghiệp.
Một thực tế, nguồn huy động vốn trong nước cịn có những hạn chế, mỗi đợt phát hành trái phiếu tại các doanh nghiệp tầm cỡ cũng chỉ đạt ở mức 1.000 tỷ đồng
đến 2.000 tỷ đồng. Trong khi có dự án nhu cầu huy động vốn cần tới cả tỷ USD, thì
giải pháp hữu hiệu là huy động trái phiếu quốc tế.
Hoạt động thu xếp vốn bao gồm đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành. Các tổ chức tài chính trung gian thu xếp vốn tiêu biểu thuộc khối ngân hàng thương mại có HSBC, ANZ, Citi bank, BIDV; khối cơng ty chứng khốn có SSI, FPTS, BSC, HBBS; khối cơng ty tài chính có PVFC. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức trung gian thu xếp vốn vẫn dừng lại ở quy mô nhỏ và gặp nhiều vướng mắc trong hoạt động. Có một số lý do dẫn đến tình trạng này.
Thứ nhất, sau hơn 10 năm TTCK chính thức hoạt động, hiện thị trường vẫn thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động thu xếp vốn. Mặc dù nghiệp vụ này đã được các ngân hàng thương mại triển khai cách đây vài năm, nhưng đến thời điểm
31/12/2009 việc cấp giấy phép hoạt động về lĩnh vực này vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Ngồi ra, các văn bản hướng dẫn hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ chưa đầy đủ, ngoài Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 về phát hành trái phiếu
doanh nghiệp, các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động này đến thời điểm
31/12/2009 vẫn chưa được ban hành.
Thứ hai, chưa hình thành thơng lệ thị trường phát hành trái phiếu chuẩn. Một số đợt phát hành được thực hiện theo thông lệ phát hành trái phiếu quốc tế, nhưng phần lớn quy trình và tài liệu phát hành trái phiếu mang tính tự phát, tuỳ thuộc vào kinh nghiệm và hiểu biết của tổ chức tư vấn thu xếp nên chất lượng tư vấn thu xếp phát hành phần nào bị ảnh hưởng. Điều này, một phần là hệ quả của việc thiếu các văn bản pháp lý điều tiết.
Thứ ba, số lượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên trái phiếu chào bán trên thị trường ở mức kiêm tốn và chất lượng trái phiếu
chưa cao, tập trung chủ yếu ở trái phiếu ngân hàng và trái phiếu bất động sản.
Thứ tư, đối tượng nhà đầu tư hạn chế cả về số lượng và quy mô vốn. Hiện nay, đối tượng nhà đầu tư chủ yếu vẫn là các ngân hàng thương mại. Các loại hình nhà đầu tư khác như cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, doanh nghiệp tham gia rất hạn chế và thiếu vắng sự tham gia của ngân hàng đầu tư, quỹ hưu trí hay quỹ tương hỗ. Hơn nữa, quy mô vốn dành cho đầu tư trái phiếu trung - dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của các định chế tài chính và việc đầu tư trung - dài hạn này chịu sự điều tiết của các quy định pháp luật liên quan đến an toàn hoạt
động nên phần nào hạn chế khả năng tham gia của nhà đầu tư trên thị trường, dẫn đến tính thanh khoản của thị trường trái phiếu không cao.