2.2. Các vấn đề còn tồn tại ở thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt
2.2.5. Chủng loại trái phiếu đơn điệu, không đa dạng
Hiện tại, thị trường trái phiếu Việt Nam quy mô vẫn còn nhỏ, thiếu vắng thành viên chủ chốt và “hàng hóa” cịn đơn điệu. Trái phiếu trên thị trường vẫn còn
đơn điệu và chủ yếu nằm ở khu vực TPCP, trong khi trái phiếu chính quyền địa
phương và TPDN còn giữ một tỷ lệ rất khiêm tốn.
Từ năm 2008 trở về trước, đa số các TPDN được phát hành được thanh toán lãi hàng năm với lãi suất cố định, riêng năm 2009 trái phiếu có lãi suất thả nổi tăng mạnh, tổng giá trị phát hành khoảng 20.000 tỷ đồng. Trái phiếu chuyển đổi chủ yếu do các ngân hàng phát hành chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng doanh số TPDN được
phát hành. Tuy nhiên cũng có các doanh nghiệp phát hành trái phiếu kèm theo chứng quyền hay trái phiếu có nhiều mức lãi suất nhưng chỉ hạn chế ở một vài
doanh nghiệp như MB, FPT, Hoà Phát, KBC, Hoàng Anh Gia Lai, CII, Sacomreal và Agribank. Thị trường hiện chưa có các loại trái phiếu bảo đảm bằng tài sản
(Asset- backed securities) hay trái phiếu bảo đảm bằng thế chấp bất động sản
(Mortgage-backed securties) trong khi kỹ thuật chứng khốn hóa này hiện đang
được vận dụng và phát huy hiệu quả trên thị trường TPDN Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc
và các nước Châu Âu.
Để thị trường tài chính phát triển hồn thiện phải phát triển song song 3 kênh
huy động vốn: thị trường phát hành cổ phiếu - thị trường tín dụng ngân hàng - thị trường nợ (chủ yếu là thị trường trái phiếu). Ba thị trường này có tính chất khác hẳn nhau.
Thông thường, ở Việt Nam các ngân hàng thường cho vay trung dài hạn
nhiều và dựa q nhiều vào tín dụng, an tồn của ngân hàng không cao, dịch vụ kém, nguồn thu từ dịch vụ rất ít chủ yếu dựa vào nguồn thu từ tín dụng.
Điều này không phải tại các ngân hàng mà là do lịch sử để lại, bởi doanh
nghiệp khơng có kênh nào khác để huy động vốn ngồi ngân hàng. Đối với huy
động từ chứng khốn thơng qua phát hành cổ phiếu thì điểm yếu của việc huy động
này là chi phí vốn cao và doanh nghiệp sẽ mất đi quyền kiểm soát nếu phát hành
q nhiều.
Chính vì vậy, khi kênh trái phiếu ra đời đã giúp cho doanh nghiệp huy động
được nguồn vốn vừa dài hạn, vừa ổn định và có mức lãi suất cố định trong suốt thời
gian phát hành.
Bởi vậy, Chính phủ cần ban hành bộ chuẩn thống nhất, nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường. Nhờ đó, lực lượng phát hành sẽ đa dạng, phong phú, cấu trúc thị trường không bị lệch, quy mô các lô phát hành sẽ lớn dần, hoạt động phát hành, giao dịch sẽ trên cơ sở bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
Từ đó, các lực lượng tham gia trên thị trường sẽ tìm thấy sự đồng thuận và
chia sẻ sâu sắc về mặt lợi ích và điều này thật hữu ích trước biến cố của thị trường như thời điểm các nhà đầu tư ngoại bán tháo trái phiếu vào năm 2008.
Đối với phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế: Đợt phát hành 750 triệu
Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam vay lại) tại Thị trường chứng khoán New York năm 2005 đã đánh dấu sự có mặt lần đầu tiên của Việt Nam trên thị trường vốn
quốc tế. Trong đợt phát hành này có tới 255 nhà đầu tư lớn mua TPCP Việt Nam Việt Nam, nhiều hơn rất nhiều so với 150 nhà đầu tư mua TPCP Việt Nam Indonesia trước đó với tổng lượng cầu của nhà đầu tư đặt mua lên tới 4,5 tỷ USD, gấp 6 lần lượng chào bán. Sự thành cơng ngồi mong đợi này đã khiến cho việc tìm nguồn vốn trên thị trường quốc tế trở thành một kênh huy động đầy hứa hẹn đối với Chính phủ cũng như nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.
Ngày 26/01/2010, Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD TPCP thời hạn 10 năm trên thị trường quốc tế với lợi tức 6,95%. Số tiền thu được từ đợt phát hành 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế này được tập trung vào các mục tiêu: (i) hoàn trả vốn ngân sách Nhà Nước, (ii) giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính lựa chọn dự án phù hợp (dự kiến cho các Tập đồn Dầu khí, Tổng cơng ty Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà và Tổng Công ty lắp máy Việt Nam đầu tư bổ sung các dự án lọc hóa dầu Dung Quất, dự án xây dựng thủy điện Xê Ca Mản 3, nhà máy thủy điện Hủa Na và mua tàu vận tải biển).
Năm 2009, Vincom phát hành 100 triệu đô la Mỹ trái phiếu chuyển đổi quốc tế kỳ hạn năm năm, niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore. Tiếp đến, Tập
đoàn Hồng Anh Gia Lai cơng bố phát hành 1,1 triệu trái phiếu chuyển đổi tương đương 1.100 tỷ đồng cho đối tác chiến lược Temasek Holdings (Singapore)…
Cuối năm 2009, Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, họ cũng đang hoàn tất các thủ tục cần thiết cho kế hoạch phát hành 1 tỉ USD trái phiếu quốc
tế trong năm 2010.
Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu, đặc biệt TPDN ra thị trường quốc tế
còn nhỏ bé so với tiềm năng.