3.2. Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại VN
3.2.3.5. Tăng cường phát hành TPDN ra thị trường vốn quốc tế
Tổng nguồn vốn dự kiến cần phải huy động trong năm 2009 cho đầu tư phát triển vào khoảng 715.000 tỷ đồng, tương đương 46,2% GDP (tăng 17% so với năm 2008) nhằm mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 7%. Tổng số vốn TPCP thực hiện năm 2009 tăng khoảng 2,7 lần so với năm 2008, tăng 1,5 lần so với kế hoạch đầu năm, và chiếm 7,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 và khả năng cân đối tích lũy tiêu dùng…, Chính phủ dự báo, khả năng huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2010 sẽ vào khoảng 800 nghìn tỷ đồng, bằng 41,5% GDP và tăng 12% so với ước thực hiện năm 2009.
Tuy nhiên, trước khi Việt Nam muốn phát hành trái phiếu quốc tế thành cơng thì các cơ quan quản lý cần phải phát triển thị trường trái phiếu trong nước. Với thị trường này, nhà đầu tư nước ngồi vẫn có thể tham gia giao dịch trái phiếu. Việc phát triển thị trường TPDN trong nước sẽ là động lực cơ bản cho sự thành công của các kế hoạch phát hành TPDN quốc tế.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ suy thối, thị
trường tài chính quốc tế tạm rơi vào tình trạng trầm lắng khiến các nhà đầu tư Mỹ cũng như các nước khác có phần dè dặt hơn trong việc tham gia đầu tư vào trái phiếu của các quốc gia khác.
Các doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị tất cả các điều kiện phát hành như
định giá hệ số tín nhiệm, về năng lực tài chính, về khâu kiểm toán... và chờ đến khi
thị trường phục hồi trở lại sẽ chớp lấy thời cơ. Cụ thể như cần áp dụng những chuẩn mực trong hệ thống kế toán phù hợp thông lệ quốc tế; các hồ sơ về hoạt động kinh doanh cần được lưu giữ đầy đủ; cần được cải thiện hơn nữa sự minh bạch trong hoạt
động kinh doanh cũng như trong quản trị điều hành; cần chuẩn bị để có được các
mức xếp hạng từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm.